Răng bị ê buốt, răng nhạy cảm là vấn đề rất nhiều người gặp phải, khiến bạn gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Cùng Nhật ký nha sĩ tìm hiểu ngay về nguyên nhân, cách chăm sóc răng để khắc phục tình trạng ê buốt răng nhé.

Triệu chứng ê buốt răng
Thực tế có rất nhiều người bị răng nhạy cảm, nhất là những người bị sâu răng, mòn men răng, mòn cổ răng hoặc gặp tình trạng sứt mẻ, gãy răng.
Triệu chứng của răng nhạy cảm phải kể đến:
- Răng đau nhức, bị ê buốt răng khi ăn đồ ăn thức uống nóng – lạnh, thực phẩm có vị ngọt hoặc chua, hít thở không khí lạnh.
- Răng chảy máu, đau nhức khi chải răng hàng ngày
Triệu chứng ê buốt răng bắt đầu hình thành khi phần ngà răng ở dưới lớp men răng bị ăn mòn. Điều này có nghĩa là ngà răng đã bị mất đi lớp bảo vệ bao phủ bên ngoài thân răng khỏe mạnh khiến người bệnh sẽ có triệu chứng răng nhạy cảm trước những tác nhân kích thích,
Nguyên nhân ê buốt răng
Có nhiều nguyên nhân gây răng nhạy cảm, trong đó, có một số nguyên nhân như sau:
Mất men răng
Lớp ngà răng được nuôi dưỡng bằng các rãnh xương nhỏ chứa dung dịch. Khi men răng bị hỏng, ngà răng sẽ tiếp xúc trực tiếp với các chất trong thức ăn gây giãn nở hoặc rút dung dịch trong ống ngà khiến người bệnh đau nhức, ê buốt răng. Răng mất men có thể thói quen chải răng chiều ngang với bàn chải cứng, đánh răng quá mạnh…
Bạn cũng có thể bị ê buốt răng do thói quen sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm và thức uống có tính axit như nước ép trái cây, nước ngọt có gas, cà phê, rượu,…

Tụt nướu dẫn đến lộ chân răng
Việc chải răng quá mạnh hoặc quá nhiều lần trong ngày hoặc do bạn mắc các bệnh về nướu, nha chu trong thời gian dài mà không được điều trị có thể gây tụt nướu. Ngoài ra, việc tích tụ mảng bám và vôi răng quá nhiều hoặc lão hoá theo (trên 40 tuổi) cũng có thể gây ra vấn đề tụt nướu.
Khi lợi bị tụt, không bao bọc hết chân răng nên lớp ngà răng sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, tổn hại đến răng, làm răng trở nên nhạy cảm.
Tình trạng sâu răng
Sâu răng có thể coi là một trong những nguyên nhân chính của hầu hết các vấn đề liên quan đến răng miệng như ê buốt, đau nhức răng, hơi thở có mùi khó chịu.

Răng bị chấn thương: nứt răng, vỡ răng
Vết nứt khi gãy răng, sứt mẻ răng hoặc do va đập mạnh gây lộ ngà răng, khiến bạn gặp phải triệu chứng ê buốt. Nếu không điều trị sớm có thể kéo dài đến chân răng gây cho bạn cảm giác ê buốt khi sinh hoạt hay ăn uống đồ lạnh,…

Bị ê buốt răng vì thói quen nghiến răng
Khi nghiến răng, 2 hàm răng bị ghì và siết chặt, tạo nên áp lực lên răng và có thể phát ra âm thanh ken két. Chứng nghiến răng thường xảy ra khi đang ngủ hoặc thậm chí bất kỳ thời điểm nào trong ngày một cách tự nhiên. Hậu quả của chứng nghiến răng này làm men răng bị bào mòn dần theo thời gian khiến răng nhạy cảm, bị ê buốt.
Cách trị ê buốt răng
Khi bị răng nhạy cảm, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu, ăn uống mất ngon, vì vậy họ mong muốn tìm được cách trị ê buốt răng để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Để cải thiện tình trạng ê buốt của răng, bạn có thể sử dụng các loại kem đánh răng giảm ê buốt như Sensodyne Repair & Protect, Crest Pro – Health Sensitive, P/S Sensitive Expert, Emoform F…
Cách trị ê buốt răng thông dụng nhất có lẽ là sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm. Loại kem đánh răng chuyên dụng này sẽ ngăn chặn sự truyền cảm giác từ bên ngoài bề mặt men răng đến các dây thần kinh bên trong, tuy nhiên chỉ hiệu quả với trường hợp răng nhạy cảm nhẹ.

Ngoài việc dùng kém đánh răng trị ê buốt bạn cũng cần lưu ý điều chỉnh cách đánh răng cho đúng đó là chải răng theo chiều từ lợi lên thân răng thay cho cách đánh răng theo chiều ngang. Phương pháp này sẽ giúp không làm tổn hại lợi và men răng.
Bạn hãy chọn các loại bàn chải mềm, kích cỡ phù hợp để vệ sinh răng miệng. Lưu ý không chải răng ngay sau khi ăn hoặc chải răng quá nhiều lần trong ngày nếu không thật sự cần thiết.
Cách trị ê buốt răng tại nhà
Nếu bạn chưa thể đến nha khoa để điều trị khi đau, ê buốt răng thì bạn có thể tham khảo các trị ê buốt răng tại nhà.
Trị ê buốt răng tại nhà bằng nước muối ấm
Sử dụng nước muối ấm là cách trị ê buốt răng tại nhà phổ biến nhất mà chúng ta có thể áp dụng.
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm viêm nhiễm, diệt khuẩn và các cơn đau răng, ê buốt răng một cách nhanh chóng.
Không những vậy, vì nước muối có đặc tính kháng khuẩn nên còn giúp giảm viêm nhiễm. Thói quen súc miệng bằng nước muối có thể góp phần loại bỏ những mảnh thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng.
Bạn nên thực hiện vào buổi sáng khi thức dậy, buổi tối trước khi ngủ và sau mỗi bữa ăn hoặc bất cứ khi nào thấy triệu chứng ê buốt răng để giảm đau nhanh chóng.

Lá ổi trị ê buốt răng tại nhà
Lá ổi trị ê buốt răng tại nhà được nhiều người tin chọn do trong lá ổi có chứa rất nhiều hợp chất astringents nên có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Cùng với đó chúng còn giúp làm nướu săn chắc và giảm cơn đau nhức, ê buốt răng hiệu quả.
Cách làm vô cùng đơn giản, bạn lấy vài lá ổi non, rửa sạch rồi nhai trực tiếp để các tinh chất từ từ thấm vào răng giúp xoa dịu các cảm giác khó chịu như trên.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng gel lá ổi để bôi lên răng đang bị ảnh hưởng và giữ nguyên trong vòng 5 – 7 phút sẽ thấy hiệu quả.

Tỏi trị ê buốt răng
Sử dụng tỏi là cách trị ê buốt răng dân gian đã được rất nhiều người áp dụng và chia sẻ.
Chất allicin trong tỏi có công dụng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn trên răng rất tốt, từ đó triệu chứng ê buốt răng cũng được cải thiện một cách đáng kể.
Cách thực hiện trị ê buốt răng bằng tỏi cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần xay nhuyễn tỏi và đắp vào răng bị ê buốt trong vòng 7 – 10 phút, cuối cùng là súc miệng lại với nước sạch là được.

Những cách mà bạn có thể áp dụng trị ê buốt răng tại nhà được liệt kê ở trên chỉ là biện pháp tạm thời. Đối với bất kỳ một bệnh lý răng miệng như viêm nướu, đau răng, ê buốt răng thì cách điều trị dứt điểm là can thiệp biện pháp nha khoa phù hợp. Bạn nên đến trực tiếp cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện răng hàm mặt thăm khám, chụp X-quang răng để bác sĩ có những chẩn đoán chính xác và tư vấn cho bạn phương án điều trị phù hợp.
Hi vọng với những thông tin nêu trên bạn đọc đã biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt răng và biết được 1 số mẹo trị ê buốt tại nhà. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn hãy bình luận để đội ngũ Nhật ký nha sĩ có thể hỗ trợ nhanh nhất cho bạn nha.