Nhổ răng cấm có nên không?

22-03-2023 | 👁 709 lượt xem

Rất nhiều người cảm thấy lo lắng về vấn đề răng cấm có nhổ được không, khi nào nên nhổ răng này. Ngoài ra còn có rất nhiều thắc mắc liên quan xung quanh việc nhổ răng cấm như nhổ có đau không, nhổ răng cấm có nguy hiểm không…Theo dõi ngay thông tin dưới đây Nhật kí Nha sĩ đã tổng hợp ý kiến từ bác sĩ để gỡ rối những băn khoăn của mình nha.

 

Nhổ răng cấm có nên không?
Nhổ răng cấm có nên không?

Răng cấm có nhổ được không?

Răng cấm thuộc nhóm răng hàm, là chiếc răng số 6 và răng số 7 trên cung răng tính từ ngoài và trong. Răng số 6, răng số 7 còn gọi là răng cối lớn số 1 và số 2. Mỗi người trưởng thành sẽ có tất cả 8 chiếc răng cấm chia đều cho cả hàm trên và hàm dưới, mỗi hàm có 4 răng cấm. Thường thì những chiếc răng cấm có kích thước to và có mặt nhai rộng, nhiều múi và hố rãnh, thân răng phình to.

Tương tự như những răng bình thường khác, răng cấm cũng có cấu tạo gồm 3 phần chính đó là men răng, ngà răng và tuỷ răng. Răng cấm số 6 hàm trên thường có 3 chân, hàm dưới có 2 chân, chứa từ 3-5 ống tủy. Với răng cấm số 7 cũng tương tự, răng 7 hàm trên thường có 3 chân, răng 7 hàm dưới có 2 chân, mỗi răng thường có 3 ống tủy.

Răng số 6, số 7 – răng cấm là chiếc răng đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền nhỏ thức ăn trước khi tiêu hóa ở dạ dày. Được gọi là “răng cấm” tức là chiếc răng này không nên nhổ bỏ, cấm xâm lấn khi không cần thiết.

Răng cấm vĩnh viễn chỉ mọc 1 lần duy nhất, khi bị mất đi sẽ không mọc lại nữa. Vì vậy, răng cấm luôn là những chiếc răng cần được bảo tồn một cách tối đa.

Răng cấm mọc ở vị trí sâu phía trong cung hàm nên chúng cũng rất dễ bị hư hại, tổn thương do vị trí này khuất sâu, khó vệ sinh triệt để. Chính vì vậy, để các răng cấm luôn chắc khỏe, bạn nên lưu ý chải răng đúng cách, kỹ càng và thăm khám răng định kì nha.

Răng cấm là răng số 6, răng số 7
Răng cấm là răng số 6, răng số 7

Răng cấm có nhổ được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, đây được xem là phương án cuối cùng mà bác sĩ buộc phải lựa chọn. Thông thường, nếu răng cấm gặp các vấn đề như sâu răng, viêm tủy răng, nứt vỡ răng….bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện các phương pháp điều trị phục hồi như trám răng, điều trị tủy, bọc răng sứ…..để bảo vệ răng cấm. Nhổ răng cấm được xem là giải pháp cuối cùng và chỉ được chỉ định khi răng 6, răng 7 bị tổn thương quá nặng và không thể điều trị bảo tồn được nữa.

Tại sao nên hạn chế nhổ răng cấm?

Răng cấm là những chiếc răng đảm nhiệm lực ăn nhai chính của toàn hàm, vì vậy răng cấm cần được bảo tồn là điều đương nhiên. Việc nhổ răng cấm chỉ nên thực hiện khi bạn đã được bác sĩ nha khoa thăm khám kĩ càng, chụp phim X-quang đánh giá và đưa ra chỉ định.

Khi răng cấm bị tổn thương quá nặng, không còn khả năng cứu chữa được nữa, tức cấu tạo và chức năng của răng cấm đã bị phá hủy hoàn toàn thì bạn mới nên thực hiện nhổ răng, về cơ bản thì chúng ta vẫn nên hạn chế nhổ răng cấm.

Sau khi nhổ răng cấm thì vị trí đó sẽ bị trống, không có răng nên bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề xô lệch răng, bởi các răng khác có xu hướng nghiêng về khoảng trống mất răng. Đây cũng là một lí do chúng ta nên hạn chế nhổ răng cấm nếu như không thật sự cần thiết.

Răng cấm đảm nhiệm chức năng ăn nhai quan trọng nên khi răng cấm bị mất thì chức năng ăn nhai sẽ suy giảm đáng kể. Từ đó gây ra những tác động xấu cho sức khỏe tổng quát của bạn, làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến hệ cơ quan này như đau dạ dày, viêm đại tràng….

Sau khi răng cấm bị mất, bị sâu hỏng buộc phải nhổ bỏ thì xương hàm sẽ bị tiêu dần, tụt nướu, lực ăn nhai từ đó cơ nhai vùng răng này không hoạt động, vùng má có xu hướng hóp đi, da mặt nhăn nheo, nhìn chung bạn sẽ trông già đi trước tuổi…Cho nên, việc trồng răng cấm là điều hết sức cần thiết để tránh những hậu quả, biến chứng do mất răng gây ra.

Hiện nay, cấy ghép implant là phương pháp phục hình những chiếc răng cấm hiện đại, tối ưu nhất. Bác sĩ sẽ cấy ghép trụ implant vào xương hàm, chờ một thời gian từ 3- 6 tháng cho trụ tích hợp hoàn toàn vào xương chắc chắn, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ lên trên để hoàn tất quá trình phục hình răng. Nhờ vậy bạn sẽ có một chiếc răng cấm mới đẹp tự nhiên, đồng thời việc ăn nhai được đảm bảo.

Nhổ răng cấm có nguy hiểm không?

Bạn biết đấy, bảo tồn răng luôn là nguyên tắc số 1 trong điều trị nha khoa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc nhổ răng cấm số 6, răng cấm số 7 là chỉ định bắt buộc: 

  • Răng cấm bị bệnh lý nặng không thể phục hồi như: sâu răng, viêm tủy nặng…
  • Răng cấm sâu nặng không điều trị, thân răng bị mủn dần, tạo thành lỗ hổng lớn, chỉ còn lại chân răng.
  • Răng cấm bị sứt, mẻ, vỡ lớn… không thể phục hồi do chấn thương, va đập quá mạnh
  • Răng cấm bị tiêu xương, lung lay sắp rụng.
  • Răng cấm bị viêm nha chu nặng, ảnh hưởng đến xương ổ răng không thể điều trị bảo tồn được nữa
  • Răng cấm bị viêm chóp răng nặng

Lúc này, nhổ răng cấm sẽ là chỉ định cần thiết để bảo đảm sức khỏe răng miệng, tránh ảnh hưởng xấu tới các răng kế cận, nằm cạnh răng cấm.

Nhổ răng cấm có nguy hiểm không?
Nhổ răng cấm có nguy hiểm không?

Việc nhổ răng cấm có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ nha khoa và trang thiết bị của phòng khám. Trên thực tế, nhổ răng cấm đúng chỉ định, đúng kỹ thuật tại phòng vô trùng sẽ không gây nguy hại gì nếu bạn chọn được một trung tâm nha khoa uy tín.

Hơn nữa, với công nghệ nhổ răng hiện đại bằng sóng siêu âm piezotome ngày nay thì việc nhổ răng cấm bị sâu hỏng nghiêm trọng, nhổ chân răng cấm giờ đây nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Đồng thời quá trình cũng được đảm bảo độ an toàn cao, tâm lý lo lắng của mọi người dần được gỡ bỏ.

Nhổ răng cấm có đau không?

Nhổ răng cấm có đau không? Câu trả lời không, bởi quá trình nhổ bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cho bạn giúp vô cảm vùng nhổ răng. Hơn nữa, nếu bác sĩ thực hiện nhổ răng có chuyên môn giỏi thì bạn không cần quá lo lắng. Sau khi hết thuốc tê, bạn có thể sẽ thấy hơi nhức trong 1 vài ngày đầu. Tuy nhiên đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau khiến bạn không phải khó chịu quá nhiều đồng thời giúp vết thương sẽ mau lành hơn. Sau  khoảng 2-3 ngày bạn hoàn toàn không thấy đau nhức hay gặp bất tiện gì nữa.

Hiện nay hầu hết các Trung tâm đều có thể tiến hành nhổ răng cấm, tuy nhiên bạn hãy lựa chọn cơ sở uy tín, nơi có bác sĩ chuyên môn giỏi, có cơ sở vật chất khang trang, công nghệ hiện đại hỗ trợ để không cần lo lắng nhổ răng cấm có đau không nữa nha.

Tốt hơn hết để không cần suy nghĩ tới việc nhổ răng cấm có đau không bạn hãy chủ động chăm sóc răng miệng nói chung cũng như răng cấm đúng cách và duy trì thói quen khám nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để giữ cho mình một hàm răng khỏe đẹp, xinh tươi rạng rỡ nha.

 

Nhổ răng cấm có đau không?
Nhổ răng cấm có đau không?

 

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho răng cấm có nên nhổ hay không, nhổ răng cấm có đau không. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn hãy bình luận để đội ngũ Nhật ký nha sĩ có thể hỗ trợ nhanh nhất cho bạn nha.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *