Máy Piezotome là công nghệ nhổ răng khôn nhẹ nhàng, an toàn không sang chấn được bác sĩ khuyên dùng. Nhưng đâu phải ai cũng biết đến công nghệ nhổ răng này. Để giải đáp những thắc mắc đó cho khách hàng, Nhật kí nha sĩ đã xây dựng nội dung chi tiết nhất về máy nhổ răng bằng máy Piezotome, các bạn cùng theo dõi nhé.
Máy nhổ răng siêu âm piezotome là gì?
Máy nhổ răng piezotome là công cụ giúp loại bỏ chiếc răng khôn hiện đại. Thay vì tạo ra ma sát để cắt xương hay răng của mũi khoan thì piezosurgery sử dụng năng lượng rung siêu âm ở tần số cao từ 28 – 36 KHz. Các đầu mũi khoan được thiết kế mỏng nhẹ chỉ khoảng 0,2 – 0,5mm nên có thể len lỏi vào sâu bên trong các ngách của lợi.
Cùng với đó máy nhổ răng sóng siêu âm piezotome được thiết kế hệ thống tưới nước giúp làm mát các mũi cắt giúp giảm tổn thương, giảm đau.
Tại sao nhổ răng bằng máy siêu âm được khuyên dùng?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp nhổ răng khôn khác nhau, nhưng lý do vì sao nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm lại được khuyên dùng nhiều đến vậy. So với các phương pháp thông thường nhổ răng bằng máy siêu âm sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
An toàn, tránh gây biến chứng nguy hiểm
Máy nhổ răng bằng sóng siêu âm có đầu siêu âm mỏng nhẹ, nhỏ gọn có thể len lỏi vào từng vị trí của lợi. Do vậy bác sĩ dễ dàng thao tác trong miệng giúp giảm thiểu tối đa tổn thương và thời gian thực hiện.
Nhổ răng bằng máy piezotome chỉ tác động lên phần răng khôn cần nhổ, không làm tác động đến mô mềm hay xương hàm. Vì vậy sẽ không gây biến chứng cho các bộ phận khác. Mặt khác, trước khi nhổ răng răng khôn bạn sẽ được bác sĩ chụp phim X-quang để xác định vị trí nhổ nên nguy cơ biến chứng được ngăn chặn triệt để.
Hạn chế sưng, đau khi nhổ
Máy nhổ răng bằng sóng siêu âm sẽ không làm vỡ mạch máu trong ổ răng, đồng thời có hệ thống tưới nước đầy đủ nên trong quá trình mở xương đảm bảo việc làm mát không gây cháy xương, điều này giúp giảm đau và lành thương nhanh hơn. Máy Piezotome còn giúp kích thích tái tạo mô răng giúp vết thương nhanh liền và sớm được trở về như bình thường.
Thời gian nhổ răng nhanh chóng
Nhổ răng sử dụng sóng siêu âm giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn. Toàn bộ quá trình thực hiện nhổ răng chỉ diễn ra trong khoảng 15 – 30. Sau đó, bác sĩ khâu vết thương lại nên sau nhổ bạn có thể ăn uống và vệ sinh răng miệng được bình thường. Nhờ ưu điểm này bạn không cần phải há miệng quá lâu tránh mỏi miệng trong suốt thời gian nhổ đi chiếc răng khôn phiền phức.
Hạn chế tê bì môi, má sau khi nhổ răng
Nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm không gây tác động đến các mô mềm xung quanh nên giúp giảm tỷ lệ tê bì môi, má. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng hạnh chế chứ không thể tránh khỏi hoàn toàn vì do nhiều nguyên nhân khác như cơ địa mỗi người. Vậy có thể thấy, nhổ răng khôn bằng máy siêu âm là sự lựa chọn an toàn cho bạn.
Nhưng để đạt được hiệu quả cao, giảm sang chấn, hạn chế đau nhức và những biến chứng khác, thông thường bác sĩ sẽ phối hợp linh hoạt giữa máy siêu âm và tay khoan cắt truyền thống kết hợp với gây tê cục bộ tại vị trí răng nhổ.
Khi nào nên nhổ răng bằng máy nhổ răng piezotome?
Răng khôn mọc lệch, ngầm, mọc ngang đâm vào răng 7
Răng khôn mọc lên vào khoảng thời gian từ 17 – 25 tuổi, đây là độ tuổi sữa được thay hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn và đã phát triển hoàn toàn. Do đó răng khôn mọc thường không đủ vị trí để mọc lên thuận lợi mà mọc lệch, mọc ngang 90 độ, mọc đâm vào răng số 7.
Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số hậu quả như làm trồi chân răng 7 dẫn đến mất răng hoặc đây răng dẫn đến xô lệch răng toàn hàm. Đó cũng là lý do bác sĩ thường khuyên bạn nên nhổ chúng đi để không ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng. Với trường hợp này khi nhổ răng bạn có thể chọn phương pháp nhổ răng khôn bằng máy piezotome.
Răng khôn mọc lệch ra má
Răng khôn mọc chếch ra má là một trong những biểu hiệu nguy hiểm của răng khôn. Khi răng khôn mọc lệch ra má sẽ gây cọ xát má tạo cảm giác cộm, khó chịu khi nói và ăn nhai có thể gây chảy máu. Những vết thương có thể dẫn tới viêm loét vùng niêm mạc má, gây sưng đau ảnh hưởng đến ăn nhai và thẩm mỹ.
Răng khôn bị sâu, viêm tủy
Răng khôn là chiếc răng mọc trong cùng khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn nên khả năng mắc bệnh của chiếc răng này sẽ cao hơn so với các răng phía ngoài. Một số bệnh lý của răng khôn do không được vệ sinh sạch như sâu răng, viêm tủy, viêm chóp chân răng,… Khi răng khôn gặp những bệnh lý đó thường gây đau nhức khó chịu, lâu ngày có thể lây lan sang các răng và vùng mô nướu kế cận. Để chấm dứt những phiền toái này nhổ răng khôn là điều tốt nhất và để giảm sưng, đau, hạn chế sang chấn bạn có thể lựa chọn nhổ răng bằng sóng siêu âm.
Lợi trùm răng khôn gây sưng, viêm
Răng mọc khi lợi đã cứng chắc nên sẽ thường đẩy lợi để mọc lên mà răng khôn thì không mọc cùng một lúc mà sẽ chia nhiều đợt khác nhau. Khi răng chưa mọc hết sẽ để lại khoảng hở ở một vùng lợi gây nhồi nhét thức ăn. Từ đó vi khuẩn sẽ hình thành gây nên sưng viêm, khi đó nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm là phương pháp nhổ răng khôn bạn có thể lựa chọn.
Nhổ với mục đích niềng răng
Niềng răng là giải pháp giúp điều chỉnh hàm răng lệch lạc về vị trí đúng và khớp cắn chuẩn. Đồng thời, cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt và nụ cười. Tuy nhiên, có một số trường hợp bác sĩ sẽ cần nhổ răng khôn để tạo khoảng thuận lợi để răng dịch chuyển về khớp cắn tốt nhất.
Quy trình nhổ răng bằng máy siêu âm piezotome
Răng 8 tuy không tham gia quá nhiều vào việc ăn nhai cũng như thẩm mỹ khuôn mặt nhưng lại rất nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, khi nhổ bạn nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có quy trình nhổ răng khôn chuẩn để tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy nhổ răng khôn bằng máy piezotome diễn ra như thế nào?
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám tổng quát khoang miệng để xác định tình trạng mọc răng khôn. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định có cần nhổ răng khôn hay không?
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê, lung lay răng
Trước khi nhổ răng khôn bạn sẽ được vệ sinh răng miệng thật sạch để tránh trong quá trình nhổ vi khuẩn sẽ đi vào bên trong vết thương gây bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí xung quanh răng khôn cần nhổ để giúp hỗ trợ quá trình nhổ răng diễn ra nhẹ nhàng, thuận lợi, tiếp đến là lung lay răng.
Bước 3: Tiến hành nhổ răng bằng máy Piezotome
Sau khi gây thuốc tê đã phát huy tác dụng bác sĩ sẽ dùng máy piezotome nhẹ nhàng mở các mô nướu trên răng, tách các mô kết nối răng và xương. Sau đó với những chiếc răng dễ bác sĩ sẽ sử dụng kìm để nhổ chiếc răng đó ra, với những răng khó bác sĩ sẽ tiến hành cắt răng thành từng mảnh nhỏ để răng dễ dàng được loại bỏ.
Bước 4: Hướng dẫn cầm máu và chế độ chăm sóc sau nhổ
Sau nhổ răng khôn bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cắn bông gạc trong khoảng 30 phút để cầm máu. Cùng với đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách ăn uống và vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn để tránh viêm nhiễm, hỗ trợ lành thương nhanh. Cuối cùng bạn sẽ được bác sĩ hẹn lịch cắt chỉ sau 7 – 10 ngày kể từ khi nhổ răng khôn.
Lưu ý sau nhổ răng bằng máy piezotome
Trong 1 – 2 ngày đầu có thể xuất hiện tình trạng sưng. Nếu gặp tình trạng này bạn có thể sử dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh để giúp giảm sưng nhanh hơn. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường sau nhổ răng khôn nên bạn không cần quá lo lắng.
Bạn không nên súc miệng mạnh, lấy tay hay vật nhọn chọc vào vị trí ổ nhổ.
Không nên sử dụng chất kích thích hay thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến vết thương.
Bạn nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ ăn uống, vệ sinh răng miệng cẩn thận để không ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
Nhổ răng khôn bằng máy siêu âm bao nhiêu?
Hiện nay có rất nhiều nha khoa do đó để đưa ra một mức giá chuẩn xác đó là điều hoàn toàn khó. Bởi nó phụ thuộc vào trang thiết bị tại phòng khám, tay nghề bác sĩ, kỹ thuật nhổ răng khôn. Ngoài ra, giá nhổ răng khôn còn phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn. Do đó, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng răng và đưa ra cho bạn chi phí nhổ răng khôn phù hợp với bạn.
Vậy là Nhật kí nha sĩ đã giúp bạn giải mã xong những thông tin liên quan đến Máy Piezotome – Công nghệ nhổ răng khôn không đau bạn nên biết. Nếu cần giải đáp thêm những thắc mắc nào bạn vui lòng để lại dưới bình luận để nhận được câu trả lời nhanh, chính xác nhất nhé.