Răng khôn là gì? Răng khôn có nên nhổ không?

15-02-2023 | 👁 161 lượt xem

Răng khôn là chiếc răng không còn xa lạ, bởi hầu hết ai cũng có một lần răng khôn ghé thăm. Nhưng chính những chiếc răng khôn này lại là mối quan tâm, lo lắng của nhiều người. Để giải mã những câu hỏi trên của nhiều khách hàng Nhật kí nha sĩ đã xây dựng nội dụng chi biết trong bài viết dưới đây, các bạn cùng theo dõi nhé.

Răng khôn là gì? Răng khôn có nên nhổ không?
Răng khôn là gì? Răng khôn có nên nhổ không?

Răng khôn là gì?

Răng khôn còn có tên gọi là răng số 8, răng cối thứ 3 trên cung hàm. Cũng giống như tất cả các răng khác, răng 8 có thành phần cấu tạo gồm thân răng, cổ răng và chân răng. Mỗi thành phần đều giữ một vai trò và chức năng riêng góp phần làm nên một chiếc răng hoàn chỉnh.

Thân răng là phần răng phía bên trên lợi và bạn có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Thân răng số 8 có các đặc điểm nổi bật như có kích thước lớn và rất chắc khỏe. Mặt nhai của răng rộng và có nhiều múi răng. Cổ chân răng là phần tiếp giáp giữa thân răng và chân răng. Chân răng là bộ phận cuối cùng, đây là bộ phận nằm trong xương hàm và được bao quanh bởi các dây chằng nha chu. Nha chu cùng với các dây chằng phía bên dưới giữ cho chân răng đứng vững trên cung hàm.

Răng khôn là gì?
Răng khôn là gì?

Răng số 8 cũng được cấu thành bởi:

Men răng: Là lớp ngoài cùng của răng, được bao bọc quanh thân răng và thường có màu trắng ngà. Men răng rất cứng chắc có thể chịu được những tác động mạnh nên men răng có chức năng bảo vệ những bộ phận bên trong răng.

Ngà răng: Là bộ phận nằm trong men răng, có màu vàng nhạt, hơi xốp, không cứng chắc được như lớp men răng bên ngoài. Ngà răng được cấu tạo từ chất vô cơ, nước và chiếm phần lớn khối lượng của răng. Ngà răng là bộ phận chứa các ống thần kinh, khá nhạy cảm với các tác động nhiệt độ lạnh, nóng bên ngoài.

Tủy răng: Bộ phận này nằm trong buồng tủy và ống tủy. Tủy răng có chứa các mạch máu, mạch hạch, dây thần kinh… giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi răng.

Hình ảnh răng khôn

Răng khôn là chiếc răng hầu hết ai cũng từng nghe thấy và từng bị mọc ít nhất 1 chiếc. Nhưng hình ảnh răng khôn như thế nào thì nhiều người vẫn chưa hình dung ra. Dưới đây là một số hình ảnh về răng 8 bạn cùng theo dõi nhé.

Hình ảnh răng khôn
Hình ảnh răng khôn
Hình ảnh răng 8
Hình ảnh răng 8

Răng khôn là răng số mấy?

Vị trí răng khôn

Răng khôn là răng thứ 8, theo số đếm tính từ vị trí răng của đi vào. Răng thường mọc và phát triển khi các răng khác trên cung hàm đã phát triển ổn định, nướu đã cứng chắc.

Do đó, khi răng 8 mọc lên thường có hiện tượng mọc lệch, mọc ngang đâm ra má hay mọc ngang 90 độ đâm vào chân răng 7, mọc ngầm, mọc kẹt.

Khi răng 8 mọc lại vị trí chúng thường gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng như sưng nướu, đau nhức kéo dài, viêm lợi trùm răng khôn, xô lệch răng toàn hàm, hư hỏng răng kế cận,… Vậy nên, nhiều người đã tranh cãi về chức năng thực sự của chiếc răng 8.

Răng khôn là răng số mấy?
Răng khôn là răng số mấy?

Răng khôn mọc ở đâu?

Răng khôn là chiếc răng mọc ở vị trí cuối cùng của cung hàm, mọc ngay sau răng số 7 nơi tiếp giáp với 2 quai hàm và gần với má. Do nằm ở vị trí cuối cùng nên răng khôn có ít chức năng nhất. Không những không có nhiều chức năng mà thậm chí chúng còn gây ra nhiều nguy hiểm đến răng miệng và sức khỏe tổng quát nên bác sĩ thường khuyên bạn nhổ chúng đi.

Răng khôn có mấy cái

Một người thường có mấy cái răng khôn là thắc mắc của nhiều khách hàng. Dưới đây Nhật kí nha sĩ sẽ giải đáp cho bạn

Răng khôn mọc mấy cái

Một người trưởng thành thường có 2 chiếc răng trong đó có 4 chiếc răng khôn, 2 chiếc răng hàm trên và 2 chiếc răng hàm dưới. Tuy nhiên, ở một số người chỉ mọc 1, 2, 3 chiếc răng khôn hoặc không có chiếc răng khôn nào. Nhưng số người không có răng 8 hoặc mọc một chiếc răng 8 thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Răng số 8 khác với các răng bình thường là mọc lên cuối cùng sau 28 chiếc răng vĩnh viễn. Do vậy, chúng thường không đủ chỗ nên phải đẩy lợi để mọc lên và khi mọc chúng không mọc một lúc mà chia ra nhiều đợt mọc khác nhau.

Mấy tuổi mọc răng khôn

Thông thường răng khôn thường mọc vào độ tuổi từ 17 – 25 tuổi, đó là khoảng thời gian các răng khác đã mọc hoàn thiện.

Mấy tuổi mọc răng 8
Mấy tuổi mọc răng 8

Khi răng 8 mọc chúng sẽ thường có những dấu hiệu sau:

  • Đau nhức là biểu hiện đầu tiên của mọc răng 8. Những cơn đau này xuất phát từ bên trong khiến ăn uống khó khăn.
  • Phần nướu bên trong cùng sưng lên có màu đỏ thẫm hoặc đỏ mọng mặc dù trước đó không chịu sự tác động nào.
  • Hàm nặng nề, khó cử động.
  • Sốt vào buổi trưa, tối hoặc sốt nhẹ cả ngày
  • Khi răng bắt đầu nhú lên bạn sẽ sờ hoặc nhìn thấy đầu răng màu trắng
  • Miệng có mùi hôi khó chịu
  • Nếu thấy tê môi lưỡi, xuất hiện mủ trắng sát nướu, chảy máu kéo dài thì bạn hãy đến ngay cơ sở nha khoa để xử lý. Bởi đó là những biểu hiện răng 8 đã mọc và có tình trạng viêm nhiễm nặng.

Răng khôn có nên nhổ không?

Để quyết định có nên nhổ một chiếc răng8 hay không bác sĩ sẽ cần thăm khám, đánh giá tình trạng của chiếc răng 8 đó.

Răng khôn có nên nhổ không?
Răng khôn có nên nhổ không?

Trường hợp nên nhổ răng khôn

Nếu răng không của bạn đang gặp một trong số những trường hợp sau thì bạn nên đến cơ sở nha khoa thăm khám và nhổ sớm để có một hàm răng khỏe mạnh.

Răng khôn mọc lệch, sai vị trí

Răng khôn mọc lệch 90 độ, mọc ngang đâm vào chân răng 7 hay mọc vếch ra má gây đau nhức, sưng viêm, khiến bạn ăn nhai khó khăn và khó mở miệng thì nên nhổ càng sớm càng tốt.

  • Bởi răng 8 mọc lệch đâm vào chân răng 7 có thể làm chèn ép răng 7 gây xô lệch răng, trồi răng, thậm chí là phá hủy xương xung quanh chiếc răng này làm cho các răng khác dần bị xô lệch dẫn đến sai khớp cắn.
  • Với răng 8 mọc lệch ra má sẽ làm bạn có cảm giác cộm, khó nói chuyện, gây viêm nhiễm, lở loét, chảy mủ vùng niêm mạc, sưng má gây mất thẩm mỹ.
Trường hợp nên nhổ răng khôn
Trường hợp nên nhổ răng khôn

Răng khôn bị sâu lớn

Răng khôn là chiếc răng mọc ở vị trí trong cùng nên rất có vệ sinh, do vậy dễ mắc bệnh sâu răng hơn so với các răng khác. Nếu răng có hiện tượng sâu lớn bạn nên nhổ chúng đi để tránh tình trạng vết sâu ngày càng nghiêm trọng gây đau nhức, lan rộng sang các răng kế cận, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

Răng 8 có hình dáng bất thường làm cho thức ăn dễ nhét vào bên trong lâu ngày gây sâu răng, viêm nhiễm thì việc nhổ là cần thiết

Trường hợp răng 8 mọc trồi dài hơn bình thường do không có răng đối diện ăn khớp thì bạn nên nhổ chúng đi để răng 8 không bị chọc vào lợi hàm đối diện gây nên viêm nhiễm.

Hay một số trường hợp cần nhổ răng khôn để giúp quá trình chỉnh nha được thuận lợi, đạt kết quả tốt nhất thì khi có chỉ định nhổ bạn nên hợp tác với bác sĩ.

Trường hợp không cần nhổ răng khôn

Răng 8 mọc thẳng, không gây đau nhức, sưng viêm không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh thì không nhất thiết phải nhổ chúng đi.

Sau khi răng 8 mọc hoàn chỉnh mà có thể ăn khớp với các răng đối diện và bạn có thể ăn uống, vệ sinh răng miệng dễ dàng như các răng khác.

Một số trường hợp bác sĩ khuyên không nên nhổ:

  • Bệnh nhân có bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông cầm máu,…
  • Răng 8 liên quan trực tiếp đến dây thần kinh, xoang hàm.
  • Các chị em đang trong giai đoạn mang bầu, nuôi con bằng sữa mẹ nếu ở tình trạng nhẹ thì nên trì hoãn lại để không ảnh hưởng đến em bé. Còn với tình trạng nặng có nguy cơ gây viêm nhiễm bác sĩ cân nhắc nhổ răng cho mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Trường hợp không cần nhổ răng 8
Trường hợp không cần nhổ răng 8

Nếu bạn bị mất răng hàm mà răng 8 đó thuận lợi để kéo vào thay thế cho răng đã mất thì bạn không nhất thiết phải nhổ. Khi đó bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp để kéo răng đó vào lấp cho khoảng trống răng mất. Khi đó bạn sẽ sở hữu hàm răng hoàn toàn bằng răng thật, đồng thời mang lại cảm giác ăn nhai thoải mái, tránh những vấn đề xấu do mất răng gây ra. Có lẽ đây là công dụng tốt nhất của răng khôn mà bạn nên biết.

Vậy là Nhật kí nha sĩ đã cung cấp cho bạn xong những kiến thức xoay quanh răng khôn. Hy vọng những kiến thức đó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn, chúc bạn có một hàm răng khỏe mạnh, ăn nhai tốt và một nụ cười tự tin. Nếu cần tư vấn bạn vui lòng để lại thông tin dưới bình luận Nhật kí nha sĩ sẽ giải đáp cho bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *