Khi niềng răng ít nhiều bạn sẽ gặp phải một số khó chịu thậm chí đau đớn. Tuy nhiên có rất nhiều người lại nói rằng họ niềng răng nhàn lắm…Vậy thực sự niềng răng có đau không và chúng ta cần chú ý điều gì để có kết quả cao nhất? Nhật ký và nha sĩ mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây để có những thông tin khách quan nhất.
Niềng răng có đau không?
Hiện này, niềng răng là một trong những phương pháp thẩm mỹ nha khoa hiện đại, mang lại hiệu quả cao giúp bạn chỉnh sửa hàm răng kém duyên như răng hô, răng móm, răng khấp khểnh, răng chen chúc, răng thưa. răng sai khớp cắn. Khi niềng răng dần điều chỉnh lại răng của bạn để có được khớp cắn hoàn hảo, nụ cười xinh tươi nhờ đó bạn thêm tự tin, ăn uống tốt hơn, chăm sóc răng thuận tiện hơn trước rất nhiều. Hơn nữa, răng miệng đảm bảo giúp bạn tránh được các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh lý liên quan đến khớp thái dương hàm…
Niềng răng có đau không chắc chắn sẽ là câu hỏi của tất cả mọi người khi có ý định chọn chỉnh nha để tu sửa nụ cười của mình rồi. Và câu trả lời chắc chắn là có, niềng răng sẽ đau, tuy nhiên mức độ đau sẽ tùy vào thời điểm cũng như phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng răng – xương hàm của mỗi người
Niềng răng là dùng một lực tác động lên răng và kéo chúng về vị trí hợp lý, chính vì vậy, thời gian đầu khi vừa đeo niềng, bạn sẽ cảm giác khó chịu, thậm chí là cảm thấy hơi ê, đau nhức mỗi lần siết răng định kỳ, khi răng dịch chuyển.
Đau khi niềng răng có thể xuất hiện khi nào?
- Khi bạn đặt chun tách khe, gắn band niềng răng, gắn mắc cài, thay dây cung, đeo nong hàm, cắm mini vít…
- Niềng răng có đau không khi mà môi má của bạn sẽ có những lúc bị khí cụ cọ xát gây trầy xước, đầu dây cung chọc vào má…
- Đau sau khi nhổ răng chỉnh nha, đeo chun liên hàm
- – Đau cũng có thể xuất hiện khi các bạn ăn đồ cứng, day, hay chỉ đơn giản là trong lúc nói.
Niềng răng đau những giai đoạn nào?
Gắn mắc cài
Khi gắn mắc cài, răng của bạn phải làm quen với khí cụ trên miệng nên sẽ chưa quen, thấy hơi vướng víu. Nhiều bạn thấy mình cảm giác bị hô ra, vì có thêm mấy cm dày dày trong miệng, rồi lại thêm cả việc ê răng. Thường thì bạn sẽ thấy bắt đầu đau răng trong buổi tối hoặc sáng tiếp theo sau ngày bác sĩ gắn mắc cài. Cơn đau có thể diễn ra trong vòng 3 ngày, sau đó một thời gian khoảng 5 ngày bạn sẽ quen dần và thấy việc đeo niềng răng hoàn toàn bình thường.
Khi mới gắn mắc cài có thể bạn sẽ không ăn được những đồ ăn bình thường. Vì vậy, nha sĩ đã hướng dẫn cho bạn cách ăn hợp lý nhất là dùng các đồ ăn mềm như cháo, súp, các loại sữa chua, yến mạch….nhưng vẫn chú ý đủ dinh dưỡng cho cơ thể nha.
Gắn thun tách kẽ
Một số bạn sẽ cần gắn thun tách kẽ khi niềng, và đây cũng là một thời điểm mà chúng ta sẽ bị đau. Việc đặt thun tách kẽ hay còn gọi là thun tách khe sẽ giúp bác sĩ tạo vùng hở trên răng để thực hiện gắn khâu (gắn band) vào răng số 6 hoặc răng số 7.
Trong khoảng 1-3 ngày đầu sau khi đặt thun tách kẽ, răng của bạn sẽ hơi ê nhức, lúc này ăn nhai hơi nhức nhẹ nhiều bạn sẽ cảm thấy bị vướng víu, khi nhai sẽ hơi cộm, cảm tưởng như thức ăn mắc kẹt giữa 2 kẽ của răng. Bởi vậy mà khi được hỏi niềng răng có đau không rất nhiều bạn đã nói đặt thun khách khe đau nhất. Cơn đau khi gắn thun tách kẽ có thể điễn ra trong vài ngày sau đó giảm dần, vì vậy bạn không cần quá lo lắng đâu nha.
Siết răng
Bác sĩ chỉnh nha sẽ kiểm tra niềng răng của bạn mỗi 4 đến 8 tuần định kỳ 1 tháng. Khi đó bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra mức độ dịch chuyển răng, điều chỉnh các khí cụ, thực hiện chỉnh lực siết răng để đảm bảo quá trình niềng diễn ra hiệu quả. Bạn có thể cảm thấy khó chịu trong một vài ngày sau mỗi lần siết răng định kì, tuy nhiên cũng giống như khi vừa gắn mắc cài, cảm giác đau sẽ hết sau vài ba ngày.
Ngoài sự khó chịu bạn cảm thấy trong vài ngày đầu sau khi đeo niềng răng và mỗi lần siết răng thì quá trình niềng hoàn toàn bình thường, mức độ đau đó hoàn toàn nằm trong giới hạn chịu đựng được, bởi vậy các bạn đang có dự định niềng răng không cần quá lo sợ, hãy quyết tâm niềng răng sớm nhé.
Mẹo giảm đau khi niềng răng
Bạn hãy bỏ túi ngay những mẹo giảm đau khi niềng răng dưới đây mà Nhật ký nha sĩ đã tổng hợp nhé.
Dùng túi chườm đá để giảm đau khi niềng răng
Những ngày mới siết răng bạn có thể cảm thấy đau nhức, khó chịu bởi răng phải làm quen với lực siết từ khí cụ niềng, khi đó bạn có thể áp dụng mẹo giảm đau bằng túi chườm đá. Bạn hãy thực hiện lấy túi đá chườm lên vùng má trong ngày đầu để làm giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.
Hoặc bạn có thể dùng túi chườm nóng, mua miếng chườm ngoài hiệu thuốc để đắp lên các vùng má để giảm thiểu đau nhức trong những ngày mới chỉnh răng về.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chỉnh nha nếu bạn vẫn cảm thấy khó chịu hoặc đau quá nhiều sau 3 ngày.
Dùng sáp nha khoa
Dây cung hay mắc cài thi thoảng chọc vô má có thể sẽ khiến bạn lo lắng, nếu chưa thể tới nha khoa ngay, bạn có thể có dùng sáp nha khoa đặt lên vị trí đó để che phủ đầu dây thừa.
Cách làm: Bạn lấy 1 số lượng nhỏ sáp nha khoa và đắp vào vị trí sắc nhọn cọ xát vào dây cung, mắc cài, khi đó bạn sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể giảm đau tạm thời cho bạn, nếu mắc cài liên tục gây khó chịu thì bạn hãy liên hệ nha sĩ để được hỗ trợ kịp thời nhé.
Ăn uống đồ mềm để giảm đau khi niềng răng
Khi thực hiện niềng răng, bạn cần lưu ý một số điều như sau để đạt hiệu quả tốt nhất
- Ăn các loại đồ ăn mềm như bơ mềm, phô mai, các loại bánh trong những ngày đầu siết răng, những ngày sau bạn nên cắt nhỏ đồ ăn ra. Niềng răng có đau không sẽ không còn là câu hỏi khiến bạn phiền toái khi bạn áp dụng mẹo ăn uống mà nha sĩ đã hướng dẫn bạn.
- Trong suốt quá trình đeo niềng, bạn không nên ăn những đồ quá cứng hoặc dai, vì chúng rất dễ làm ảnh hưởng đến khí cụ niềng răng.
Vệ sinh răng miệng hợp lý
- Đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mềm. Bạn lưu ý đánh răng đúng cách từ mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai, không nên chải răng quá mạnh.
- Dùng tăm nước để vệ sinh răng nhanh chóng, dễ dàng và loại bỏ sạch thức ăn dư thừa tốt hơn.
- Bạn hãy dùng chỉ nha khoa để lấy hết thức ăn thừa trong kẽ răng. Không sử dụng tăm vì sẽ làm tổn thương nướu răng.
Khó khăn khi niềng răng chỉ là tạm thời, bạn hãy luôn giữ tâm lý thoải mái để quá trình niềng diễn ra thuận lợi nhất.
Khi niềng, bạn nhớ thăm khám răng niềng định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ. Hơn nữa, trong thời gian niềng răng, nếu bong rơi khí cụ hoặc các triệu chứng khác thường thì bạn nên đến liên hệ hoặc quay lại phòng khám để bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất.
Khi niềng bạn nên chọn địa chỉ uy tín để bác sĩ giúp bạn có một kế hoạch điều trị chi tiết, một hành trình thuận lợi, từ đó bạn sẽ không cần lo lắng niềng răng có đau không nữa nha.
Bài viết trên đã chia sẻ một số thông tin về niềng răng, niềng răng có đau không, đau nhất giai đoạn nào, mong rằng bạn sẽ chuẩn bị tâm lý tốt cho hành trình của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn hãy bình luận để đội ngũ Nhật ký nha sĩ có thể hỗ trợ nhanh nhất cho bạn nha.