Niềng răng là gì, có những phương pháp niềng răng nào phổ biến hiện nay là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Thấu hiểu điều đó, hôm nay Nhật kí nha sĩ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về niềng răng, các loại niềng răng, quy trình niềng, thời gian niềng. Bạn đọc hãy cùng theo dõi tại nội dung bài viết dưới đây.
Niềng răng là gì?
Niềng răng hay còn gọi là chỉnh nha là kỹ thuật có thể khắc phục nhiều vấn đề về răng miệng như răng hô, khấp khểnh, răng lệch lạc, sai khớp cắn, giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp, sự tự tin. Có một hàm răng đẹp , nụ cười thu hút sẽ giúp bản thân người niềng có ngoại hình ưa nhìn hơn và thành công trong cuộc sống.
Ngày nay, chỉnh nha ngày càng được ưa chuộng không chỉ nhờ hiệu quả thẩm mỹ mà còn cải thiện chức năng ăn nhai, phát âm, ngăn ngừa bệnh lý răng miệng. Đây là kỹ thuật an toàn, không tác động đến tủy răng, không làm tổn thương mô nướu hay làm răng yếu đi nếu được thực hiện bởi bác sĩ chuyên sâu chỉnh nha giỏi, dày dặn kinh nghiệm, kỹ thuật chính xác, vật liệu đạt chuẩn.
Các phương pháp niềng răng
Các phương pháp niềng răng phổ biến được sử dụng hiện nay là niềng răng mắc cài, niềng răng mặt trong và khay niềng trong suốt. Cụ thể, từng gói niềng có đặc điểm gì, hãy cùng nhật kí nha sĩ tìm hiểu nha.
Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài: là giải pháp chỉnh nha truyền thống đã có từ rất lâu. Với phương pháp này, các nha sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung niềng răng để tạo lực tác đồng và điều chỉnh răng về đúng vị trí, ngay ngắn, đều đẹp trên cung hàm.
Phương pháp này vừa đảm bảo tính an toàn, độ hiệu quả, tính thẩm mỹ cũng như bảo tồn tối đa răng gốc. Niềng răng mắc cài có chi phí hợp lí và phù hợp với nhiều tình trạng răng khác nhau, Tuy nhiên, phương pháp này không được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, nhất là với loại niềng răng mắc cài kim loại (niềng răng sắt).
Niềng răng mắc cài được chia làm các gói niềng như sau:
- Mắc cài thường với cấu tạo tương tự nhau là hệ thống mắc cài, dây cung và dây thun tạo lực siết lên răng.
- Mắc cài tự động với thiết kế thông minh, thay vì sử dụng thun buộc bằng các khóa tự động giúp dây cung trượt trong rãnh mắc cài giúp giảm ma sát trên răng. Điều này giúp quá trình niềng nhẹ nhàng, đồng thời rút ngắn thời gian niềng
- Niềng răng sứ/pha lê: Niềng răng mắc cài thẩm mỹ thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng có nhu cầu chỉnh nha, mong muốn được đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ trong suốt quá trình niềng. Với các hạt mắc mắc cài được làm bằng sứ, pha lê cao cấp,có màu sắc tương đồng với màu men răng giúp mọi người khó nhận ra là bạn đang niềng răng nếu đứng từ xa.
Niềng răng mặt trong
Mắc cài mặt trong thì bác sĩ sẽ gắn khí cụ ở mặt trong răng nên bạn sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ, mọi người sẽ không biết bạn đang niềng răng mà chỉ biết răng bạn đang đều đẹp hơn mỗi ngày.
Niềng răng mặt trong có thể xử lý hầu hết mọi vấn đề lệch lạc tuy nhiên người dùng sẽ bắt gặp 1 số vấn đề khó chịu do mắc cài cạ vào môi má, nhiệt miệng.
So với niềng răng răng mắc cài mặt ngoài thì mắc cài mặt trong thì khả năng các mô mềm của miệng bị tổn thương sẽ cao hơn.
Niềng trong suốt
Đây là giải pháp niềng răng đáp ứng tính thẩm mỹ cao, được nhiều người tin tưởng lựa chọn.Thay vì sử dụng mắc cài và dây cung như phương pháp truyền thống, phương pháp niềng trong suốt sử dụng hàng loạt khay niềng vô hình làm bằng nhựa Y tế, có thể tháo ra lắp vào dễ dàng vô cùng tiện lợi. Sử dụng khay niềng giúp bạn có thể tháo khay khi cần, ăn uống thoải mái, thuận tiện vệ sinh răng miệng.
Niềng răng trong suốt với công nghệ hiện đại có thể cho bạn xem trước kết quả niềng trên phần mềm 3D giúp bạn an tâm hơn khi bắt đầu hành trình niềng. Ngoài ra, với niềng khay trong suốt, người cùng còn có thể tiết kiệm thời gian, bạn sẽ gặp nha sĩ ít hơn.
Quy trình niềng răng
Một quy trình nắn chỉnh răng thường gồm 5 bước cơ bản như sau
Bước 1: Khám tư vấn- lấy dấu răng – chụp ảnh – chụp phim
Bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp và lấy dấu hàm, chụp hình thẩm mỹ ngoài mặt các tư thế, các góc cần thiết cùng hình ảnh hàm răng trong miệng, chụp các phim X-quang cần thiết. Sau đó tập hợp các dữ liệu này và phân tích chi tiết để lên kế hoạch niềng cho từng khách hàng.
Bước 2: Lên phác đồ điều trị – Trao đổi thông tin cùng khách hàng – Ký hợp đồng
Bác sĩ sẽ lên kế hoạch niềng răng liệt kê tất cả các vấn đề xung quanh vấn đề răng miệng của bạn, đưa ra một phác đồ điều trị và cho biết bạn nên dùng loại mắc cài nào, có cần sử dụng khí cụ bổ trợ nào không, có cần nhổ răng không, thực hiện niềng trong thời gian bao lâu, chi phí bao gồm những gì, trọn gói hết bao nhiêu…
Khách hàng sẽ được bác sĩ trao đổi, giải thích rõ mọi vấn đề băn khoăn, sau khi thống nhất thì sẽ kế kết hợp đồng niềng chính thức.
Bước 3: Gắn mắc cài – hướng dẫn cách chăm sóc răng niềng
Đầu tiên, trước khi gắn mắc cài hoặc giao khay trong suốt, bạn sẽ cần được điều trị bệnh lý răng miệng (nếu có) và cạo vôi răng để làm sạch khoang miệng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài lên răng theo đúng phác đồ điều trị và hướng dẫn cách bạn ăn uống, chăm sóc răng để làm quen với khí cụ, khay niềng trong suốt.
Bước 4: Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ
Khi niềng răng, bạn sẽ cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, với chỉnh nha bằng khay trong suốt thì khoảng 6 -8 tuần bạn tái khám 1 lần, với niềng mắc cài thì khoảng 4 tuần bạn sẽ có lịch hẹn tới nha khoa để điều chỉnh lực siết răng. Mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực tác động và theo dõi hiệu quả của quá trình niềng răng.
Bước 5: Tháo mắc cài – Đeo hàm duy trì
Sau khi răng đã được điều chỉnh, sắp xếp lại đúng vị trí, khớp cắn ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định tháo mắc cài và làm sạch răng cho bạn, lấy dấu làm hàm duy trì trong suốt hoặc gắn duy trì mặt trong giúp bạn giữ vững kết quả chỉnh nha.
Sau niềng răng việc đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của nha sĩ là điều cần thiết, giúp răng ổn định tại vị trí mới, bạn tuyệt đối không được lơ là nha.
Thời gian niềng răng bao lâu?
Thông thường, để hoàn tất một ca niềng răng thường sẽ kéo dài từ 18 – 24 tháng, tính từ thời điểm bác sĩ gắn các khí cụ hoặc giao cho bạn khay niềng đầu tiên đến khi tháo niềng.Tuy nhiên thời gian niềng ở mỗi người sẽ không giống nhau, điều này còn tùy thuộc vào độ tuổi bạn bắt đầu niềng và mức độ phức tạp của răng.
Niềng răng khi còn trẻ sẽ đem đến tính hiệu quả và tiết kiệm thời gian rất nhiều so với tuổi trưởng thành. Với người lớn thì thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn do xương hàm lúc này đã phát triển toàn diện, cứng chắc. Do đó, để biết chính xác thời gian niềng răng bao lâu bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và được tư vấn cụ thể.
Thông thường, khoảng thời gian niềng răng có thể được chia ra thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Sắp xếp đều các răng trên hàm từ 3 – 6 tháng.
- Giai đoạn 2: Điều chỉnh trục các răng khoảng từ 3 – 6 tháng tiếp theo.
- Giai đoạn 3: Điều chỉnh toàn bộ khớp cắn từ 6 – 9 tháng sau đó.
- Giai đoạn 4: Duy trì sự ổn định của các răng, kéo dài từ 6 – 9 tháng cuối cùng.
Với bài viết này, bạn đã phần nào trả lời được câu hỏi niềng răng là gì, thời gian niềng có lâu không, các phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng bạn đã có những thông tin hữu ích nhất.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận để được Nhật kí nha sĩ giải đáp.