9 bệnh về răng miệng phổ biến

14-02-2023 | 👁 325 lượt xem

Bệnh về răng miệng theo thống kê ở Việt Nam có đến khoảng 90% dân số đều mắc phải ở bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy có những bệnh lý răng miệng nào? Nội dung bài viết dưới đây Nhật kí nha sĩ sẽ cung cấp cho bạn 9 bệnh về răng miệng phổ biến mà bạn cần chú ý kể kịp thời điều trị, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

9 bệnh về răng miệng phổ biến
9 bệnh về răng miệng phổ biến

Bệnh lý răng miệng là gì?

Bệnh răng miệng là tình trạng các bộ phận trong khoang miệng đang chịu tổn thương do sự thâm nhập của vi khuẩn. Những bệnh lý răng miệng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Một số bệnh về răng miệng có thể kể đến như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, hôi miệng, nhiệt miệng,…

Top 9 bệnh về răng miệng phổ biến bạn cần chú ý

Top 9 bệnh về răng miệng phổ biến bạn cần chú ý
Top 9 bệnh về răng miệng phổ biến bạn cần chú ý

1. Bệnh hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hại gì đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày. Cũng từ đó mà các mối quan hệ của bạn bị bó hẹp, công việc và cuộc sống không mấy thuận lợi. Nguyên nhân của hôi miệng là do miệng của bạn không được vệ sinh sạch, vi khuẩn, mảng bám cao răng quá nhiều. Hay do một số nguyên nhân như: sử dụng quá nhiều rượu, bia, thuốc lá, khô vùng miệng, tác dụng phụ của thuốc,…

Nếu bị hôi miệng nặng bạn cũng không nên chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bác đang mắc một bệnh nào đó như viêm nướu, viêm nha chu hay ung thư miệng, vòm họng,…

Để phòng ngừa hôi miệng bạn cần chăm sóc răng miệng thật tốt và hạn chế sử dụng các chất kích thích. Cùng với đó bạn cần giữ cho miệng không bị khô bằng cách uống nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày.

Nếu hôi miệng liên quan đến vấn đề sức khỏe thì hãy đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra. Từ đó giúp bạn xác định nguyên nhân và cung cấp các giải pháp phù hợp để sớm khắc phục bệnh về răng miệng này.

2. Nhiệt miệng lở miệng

Nhiệt miệng, lở miệng là bệnh về răng miệng mà rất nhiều người gặp phải. Khi bị nhiệt miệng bạn sẽ nhận thấy ở mô mềm sẽ xuất hiện những vết loét có hình tròn màu trắng gây đau nhức khó chịu, khó khăn trong quá trình giao tiếp, ăn nhai.

Nhiệt miệng lở miệng
Nhiệt miệng lở miệng

Nhiệt miệng nếu ở mức độ nhẹ thì có thể tự khỏi sau vài ngày, nhưng vết loét không giảm đi mà ngày càng lớn lên thì có thể gây ra hiện tượng sốt, sưng bạch cầu, hôi miệng,… Khi gặp những hiện tượng này bạn hãy đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ hỗ trợ điều trị sớm nhất, tránh những rủi ro không đáng có.

Bệnh nhiệt miệng thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải cứng khiến mô nướu bị tổn thương.
  • Nhiệt độ cơ thể cao cũng khiến cho những nốt nhiệt miệng hình thành
  • Suy giảm hệ miễn dịch khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng.
  • Đeo hàm giả nhưng không vệ sinh cẩn thận.
  • Chấn thương nhỏ trong khoang miệng khi chơi thể thao, ăn thực phẩm cứng hay vô tình cắn vào
  • Nhạy cảm với các thực phẩm chứa nhiều tính axit.

Để phòng tránh nhiệt miệng bạn nên vệ sinh răng miệng bằng bàn chải lông mềm. Bên cạnh đó, bạn cần có thể độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để có sức khỏe tốt, chống lại những vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Đặc biệt, các bạn nên đến nha khoa thăm khám định kỳ để bác sĩ loại bỏ những tác nhân gây bệnh.

3. Sâu răng

Sâu răng là một trong 9 bệnh về răng miệng phổ ở người lớn và trẻ nhỏ. Đây là bệnh lý răng miệng do việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo, mảng bám thức ăn tích tụ nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Trong thời điểm sâu răng mới hình thành bạn sẽ không có bất cứ biểu hiện đau nhức nào cả.

Sâu răng - bệnh về răng miệng phổ biến
Sâu răng – Bệnh về răng miệng phổ biến

Nhưng khi bệnh lý đã chuyển biến nặng hơn trên răng sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ li ti trên thân răng, bề mặt răng kèm theo đau nhức. Nếu không được phát hiện sớm để phòng tránh, điều trị những lỗ sâu đó sẽ ngày càng lớn khiến ăn nhai khó khăn và gây mất thẩm mỹ. Đồng thời, tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập vào sâu bên trong gây viêm tủy răng.

Theo thống kê số lượng trẻ em mắc bệnh lý sâu răng thường cao hơn so với người lớn. Vậy nên bố mẹ hãy theo dõi cách ăn uống và vệ sinh răng miệng của trẻ, hạn chế cho trẻ sử dụng đồ ngọt quá nhiều đặc biệt vào ban đêm. Cùng với đó, hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng sao cho đúng cách.

Với người lớn bạn cũng cần vệ sinh răng miệng thường xuyên 2 lần/ ngày, có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn. Đến nha khoa chăm sóc răng miệng định kì 6 tháng/ lần cũng là việc làm cần thiết đối với cả người lớn, trẻ nhỏ.

4. Nghiến răng

Nghiến răng là tình trạng 2 hàm răng nghiến chặt lại với nhau tạo ra những tiếng kêu ken két nghe rất ghê tai và bệnh lý thường xuất hiện chủ yếu vào ban đêm. Nguyên nhân của tật nghiến răng là do:

  • Căng thẳng, stress, lo âu về công việc hoặc những vấn đề trong cuộc sống
  • Răng bị sai lệch khớp cắn
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến cơ thể mệt mỏi
  • Sử dụng nhiều chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia
  • Trẻ đang trong quá trình mọc răng
Nghiến răng
Nghiến răng

Mắc chứng nghiến răng khi ngủ không chỉ gây ảnh hưởng đến người ngủ kế bên bởi tiếng kêu mà còn khiến cho răng của bạn bị mài mòn. Khi đó răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt khi ăn, uống đồ quá nóng, quá lạnh. Răng bị mài mòn còn tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào trong răng gây bệnh. Nghiến răng kéo dài còn khiến cho gương mặt bị biến dạng gây mất thẩm mỹ.

5. Ê buốt (Răng bị nhạy cảm)

Ê buốt răng là bệnh về răng miệng cũng không quá xa lạ với nhiều người. Tình trạng này được biểu hiện rõ nét nhất khi bạn ăn, uống đồ quá nóng, quá lạnh hoặc đồ ngọt có ga. Ngoài ra bạn còn có thể gặp phải khi đánh răng hay sử dụng chỉ nha khoa. Nếu mức độ ê buốt, nhạy cảm của bạn nặng thì có thể xảy ra ngay cả khi gió lạnh thổi vào.

Khi gặp một trong những triệu chứng trên thì bạn không nền chủ quan mà hãy đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị. Bởi ê buốt răng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải các vấn đề răng miệng như mòn cổ chân răng, răng bị nứt, sứt mẻ, áp xe răng,…

6. Viêm nướu

Viêm nướu (viêm lợi) là bệnh về răng miệng mà nhiều người thường mắc. Viêm lợi là do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, không loại bỏ được hết những vụn thức ăn bám trong khoang miệng tạo thành các mảng bám trên răng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển làm ảnh hưởng đến nướu gây nên hiện tượng sưng nướu.

Viêm nướu
Viêm nướu

Ngoài ra khi vi khuẩn tấn công mạnh sẽ gây ra bệnh viêm nha chu, làm xuất hiện các túi mủ bên trong gây đau nhức dữ dội và làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Nặng hơn có thể làm ảnh hưởng các bộ phận khác trong cơ thể gây ra những căn bệnh quái ác khác.

Cách phòng ngừa viêm nướu: Cũng giống như các bệnh về răng miệng khác cách tốt nhất để phòng tránh viêm lợi chính là chăm sóc răng miệng thật tốt. Cùng với nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh, có khả năng chống lại những vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt là bạn đừng quên đến nha khoa thăm khám định kì 6 tháng/lần để được bác sĩ chăm sóc răng miệng cũng như sớm phát hiện ra bệnh lý để điều trị kịp thời.

7. Viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh về răng miệng do viêm lợi nặng chuyển biến nặng gây nên. Bệnh bệnh thường gặp nhiều nhất bởi người trong độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi. Bệnh lý này là do vi khuẩn tấn công gây phá hủy các tổ chức nha chu.

Viêm nha chu
Viêm nha chu

Trong giai đoạn đầu lợi sẽ có dấu hiệu sưng phồng và chảy máu. Về lâu dài, có thể dẫn tới tụt lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm phá hủy xương ổ răng, hình thành nên các túi nha chu. Nếu không được điều trị lâu dài bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn dẫn đến răng bị lỏng lẻo có thể mà mất răng. Khi đó bạn sẽ gặp khó khăn trong việc ăn nhai, ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Viêm nha chu còn khiến cho miệng của bạn có mùi hôi khó chịu làm bạn cảm thấy mặc cảm, mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hằng ngày.

Vậy để ngăn ngừa viêm nha chu – bệnh về răng miệng bạn nên:

  • Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm, sử dụng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa để lấy đi hết những mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn trong các kẽ răng.
  • Thăm khám định kỳ và lấy cao răng 2 lần/ năm
  • Khi có triệu chứng viêm lợi bạn hãy đến nha khoa để được điều trị sớm tránh chuyển nặng dẫn tới viêm nha chu

8. Áp xe chân răng

Áp xe chân răng là bệnh nhiễm trùng thường do sâu răng và các bệnh lý về răng miệng gây ra. Là tình trạng nướu bị sưng và xuất hiện những túi mủ, khi chạm vào hoặc nhai nhẹ có cảm giác đau nhức, khó chịu. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chân răng làm cho răng bị yếu gây nên tình trạng lung lay răng, nặng hơn có thể là bị rụng răng.

Áp xe chân răng
Áp xe chân răng

Áp xe chân răng là một bệnh về răng miệng vô cùng nguy hiểm đặc biệt ở trẻ nhỏ. Vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công mạnh hơn, vậy nên bố mẹ cần quan sát và theo dõi để phát hiện bệnh sớm nhất và có cách chữa trị nhanh nhất. Bởi nếu tình trạng áp xe chân răng kéo dài sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Cơ thể suy yếu
  • Mất răng
  • Viêm xoang hàm
  • Áp xe não
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
  • Viêm nhiễm mô xung quanh
  • Viêm nội tâm mạc và nhiễm trùng xoang hàm, hôn mê, thậm chí là tử vong.
  • Áp xe ngoài mặt: vùng má xung quanh, cằm, sàn miệng và hố thái dương ảnh hưởng,…

Qua đó cho thấy, áp xe chân răng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nên cần phải có những biện pháp chữa trị để nhanh chóng làm lành vết thương và tình trạng áp xe nhanh khỏi để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

9. Khuyết cổ chân răng

Khuyết cổ chân răng hay còn gọi là mòn cổ chân răng, tiêu chân răng, đây cũng không phải bệnh về răng miệng hiếm gặp. Biểu hiện của khuyết cổ chân răng là vùng răng răng ngoài mặt sát với nướu bị lõm xuống tạo thành hình chữ V. Ban đầu rãnh mòn nông và nhỏ nhưng nếu không được xử lý rãnh mòn sẽ sâu hơn gây đau nhức, khó chịu, dễ nhạy cảm với đồ nóng, lạnh, thậm chí là ngay cả khi uống nước, đánh răng, súc miệng.

Khuyết cổ chân răng
Khuyết cổ chân răng

Khuyết cổ chân răng còn gây mất cấu trúc răng khiến cho thức ăn bị nhồi nhét vào khe răng làm tổn thương lợi, viêm nha chu, cuối cùng răng bị tiêu xương, tụt lợi, viêm tủy, gãy ngang thân răng, rụng răng. Vậy nên khi có dấu hiệu mòn cổ chân răng bạn hãy đến nha khoa sớm để được điều trị kịp thời nhé.

Trên đây là 9 bệnh về răng miệng phổ biến hiện nay mà ai cũng nên biết và nên chú ý để không gặp phải những nguy hiểm đến sức khỏe. Bạn nên đến nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần để có hàm răng chắc khỏe hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *