Sâu răng – 5 thông tin hữu ích dành cho bạn

07-04-2023 | 👁 375 lượt xem

Sâu răng là một bệnh lý phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn phổ biến trên thế giới, chúng gây ra nhiều hậu quá nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống. Vậy sâu răng là gì và nguyên nhân, cách phòng tránh như thế nào? Cùng tìm hiểu những nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Sâu răng - 5 thông tin hữu ích dành cho bạn
Sâu răng – 5 thông tin hữu ích dành cho bạn

Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng trên bề mặt răng hoặc thân răng hình thành các lỗ sâu nhỏ li ti màu đen kèm các triệu chứng đau, ê buốt răng tùy vào mức độ và vị trí sâu. Nếu sâu răng không được điều trị, tình trạng bệnh càng nặng hơn và ảnh hưởng đến ngà răng, tủy răng. Chúng có thể dẫn đến đau răng, viêm tủy và mất răng. Do đó thăm khám thường xuyên, đánh răng là cách bảo vệ tốt nhất chống lại sâu răng.

Sâu răng là gì?
Sâu răng là gì?

Nguyên nhân gây sâu răng phổ biến

Sâu răng bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? Cùng tìm hiểu dưới đây nhé.

Mảng bám cao răng

Bác sĩ nha khoa và trên các phương tiện thông tin đại chúng thường khuyến cáo mọi người nên vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách để răng miệng luôn khỏe mạnh, hơi thở thơm mát. Tuy nhiên, một số người chủ quan, khiến cho mảnh vụn thức ăn bám nhiều trên bề mặt răng miệng. Lâu ngày, mảng bám dần dần bị khoảng hóa bởi các chất khoáng trong nước bọt và thức ăn tạo thành cao răng bám chặt trên bề mặt răng, thân răng. Cùng với đó, vi khuẩn sẽ hình thành, tấn công răng gây sâu răng.

Đánh răng sai kỹ thuật

Nhiều người có tư tưởng, sử dụng bàn chải đánh răng đầu lông cứng, lực chải mạnh sẽ giúp cho răng được sạch sâu hơn. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm khiến răng của bạn bị sâu, bởi bàn chải cứng, lực chải mạnh sẽ khiến cho men răng bị mài mòn, không còn khả năng bảo vệ men răng. Từ đó, vi khuẩn sẽ tấn công vào sâu bên trong răng, tạo thành các lỗ sâu răng, gây đau nhức, khó chịu.

Nguyên nhân gây sâu răng phổ biến
Nguyên nhân gây sâu răng phổ biến

Sử dụng quá nhiều đồ ngọt

Sữa, mật ong, đường, bánh ngọt,… là những thực phẩm chứa thành phần đường cao và có thể bám lâu trên răng, khó được rửa trôi bởi nước bọt. Vậy nên, khả năng răng mắc bệnh lý sâu răng sẽ cao hơn so với các thực phẩm ít đường. Nếu sử dụng vào ban đêm mà không được vệ sinh sạch thì nguy cơ mắc bệnh sâu răng sẽ tăng cao hơn.

Sử dụng đồ ăn vặt, đồ uống có ga, đồ chua thường xuyên

Thói quen thường xuyên sử dụng đồ ăn vặt, đồ uống có ga, đồ chua thường xuyên là điều kiện thuận lợi giúp cho vi khuẩn tấn công và làm mòn men răng gây sâu răng.

Khô miệng

Nước bọt có tác dụng giúp trung hòa độ acid và cuốn trôi vi khuẩn, tạo pH kiềm, hỗ trợ tái khoáng men răng, và có các chất diệt khuẩn, kháng thể để giữ chất ngà cho răng. Do đó, miệng bị khô răng dễ mắc bệnh lý sâu răng hơn.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang sâu răng

Dấu hiệu cho thấy bạn đang sâu răng
Dấu hiệu cho thấy bạn đang sâu răng

Mặc dù sâu răng là bệnh lý phổ biến những nhiều người vẫn chưa biết dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị sâu răng. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về các triệu chứng sâu răng, sau đây là một vài chia sẻ chi tiết:

  • Xuất hiện cảm giác đau răng, có thể đau liên tục nhưng cũng có khi đau từng cơn. Nếu sâu răng nặng thì có thể xuất hiện những cơn đau tự phát.
  • Răng trở nên nhạy cảm hơn khi ăn uống
  • Khi ăn những đồ ăn ngọt, nóng hoặc lạnh răng thường có cảm giác đau, ê buốt
  • Quan sát bằng mắt thường có thể nhìn thấy trên răng xuất hiện một lỗ hổng.
  • Trên bề mặt răng ngả màu đen hoặc nâu rõ rệt.
  • Khi cắn, nghiến bạn sẽ có cảm giác đau răng
  • Một vài trường hợp nặng có thể thấy mùi hôi miệng

Sâu răng nặng có thể để lại hậu quả như nào?

Sâu răng nặng có thể để lại hậu quả như nào?
Sâu răng nặng có thể để lại hậu quả như nào?

Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do sâu răng nặng gây nên như:

  • Mô nướu xung quanh chân răng sâu bị đau, sưng viêm
  • Nếu là răng cửa gây mất thẩm mỹ
  • Răng yếu đi, dễ bị gãy, vỡ, mất răng
  • Có thể gây mất nhiều răng xung quanh trong trường hợp ổ viêm nhiễm nặng và lan rộng
  • Gây viêm tủy răng, viêm nhiễm chop cân răng, áp xe chóp răng. Những tình trạng này có thể lây lan gây viêm xương hàm, phá hủy xương hàm.
  • Gây hôi miệng, ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày
  • Răng bị đau buốt dữ dội, khi ăn nhai thậm chí là đau tự phát
  • Gây tổn thương thần kinh, mạch máu, dẫn đến nhiễm trùng máu và nghiêm trọng nhất là có thể dẫn tới tử vong.

Sâu răng để lâu sẽ càng nặng hơn và càng gia tăng nguy cơ xảy ra biến chứng không mong muốn. Do đó bạn hãy đến nha khoa thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.

Phòng ngừa sâu răng như thế nào?

Thay đổi cách vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng là việc làm hết sức quan trọng, quyết định đến khả năng chống lại vi khuẩn và giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Vậy nên để phòng ngừa bệnh sâu răng bạn nên thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách:

  • Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày, buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng mỗi khi thức dậy.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm
  • Dùng kem đánh răng có chứa hàm lượng fluor cao
  • Dùng lực chải răng nhẹ nhàng
  • Cách chải răng đúng cách theo chiều xoay tròn hoặc lên xuống, không đánh theo chiều ngang vì sẽ làm mòn cổ chân răng, thức ăn thừa và vi khuẩn cũng khó được lấy đi hết.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, máy tăng nước (nếu có) để vệ sinh răng miệng nhanh và sạch hơn.
Phòng ngừa sâu răng như thế nào?
Phòng ngừa sâu răng như thế nào?

Thay đổi thói quen ăn uống

Để răng miệng luôn khỏe mạnh bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, canxi, hạn chế sử dụng những thực phẩm có ga, chứa nhiều đường. Nếu có ăn những đồ ngọt, đồ ăn vặt, đồ có ga bạn nên vệ sinh răng thật kỹ.

Uống nước mỗi ngày

Mỗi ngày bạn nên uống đủ 2 lít nước để ngăn chặn bệnh lý sâu răng, đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng giúp ngăn chặn các bệnh lý khác. Cơ thể được cấp đủ nước sẽ giúp da mặt căng bóng, hạn chế già hóa.

Khám răng định kỳ nha khoa định kỳ

Để ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác bạn nên đến nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng/lần. Khi đó bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ hết cao răng, mảng bám, đồng thời sớm phát hiện ra những bệnh lý tiềm ẩn để sớm được khắc phục.

Cách điều trị sâu răng tại nha khoa

Một số cách điều trị nha khoa được bác sĩ áp dụng như:

Điều trị bằng fluoride

Với những trường hợp sâu răng nhẹ, mới chớm, nhằm khôi phục lại men răng bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị bằng fluoride. Khi đó bác sĩ sẽ sử dụng fluoride dạng gel, bột, chất lỏng để bôi lên bề mặt răng bị sâu.

Trám răng

Khi trên răng xuất hiện những lỗ sâu nhỏ li ti, để ngăn chặn vi khuẩn phát triển và cải thiện chức năng ăn nhai của răng bác sĩ sẽ cân nhắc trám bít lại những lỗ sâu đó. Hiện nay, vật liệu trám răng được bác sĩ khuyên dùng là composite để trám bít lại những lỗ sâu. Bởi, vật liệu composite có màu sắc tương tự như răng thật mang lại tính thẩm mỹ cao.

Cách điều trị sâu răng tại nha khoa
Cách điều trị sâu răng tại nha khoa

Bọc răng sứ

Đối với những chiếc răng đã bị sâu răng để giữ lại lại răng thật, bạn có thể sử dụng phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Mão răng sứ sẽ bao bọc bên ngoài răng sâu, bảo vệ răng tránh khỏi những tác động từ bên ngoài. Đồng thời, ngăn chặn được sự lây lan bệnh lý từ răng này qua răng khác. Ngoài ra, mão sứ còn có màu sắc, hình dáng tương tự như răng thật, giúp cải thiện thẩm mỹ đến mức tối đa.

Nhổ răng sâu

Răng của bạn bị sâu nghiêm trọng không thể khôi phục lại được và có thể ảnh hưởng xấu đến răng miệng thì nhổ răng là cách tốt nhất. Sau nhổ răng, sẽ để lại một khoảng trống trên cung hàm, lâu ngày có thể làm tiêu xương, xô lệch răng, sai lệch khớp cắn và dễ mắc các bệnh lý nên bạn hãy thực hiện các biện pháp khôi phục răng mất càng sớm càng tốt.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về bệnh lý sâu răng như nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục. Hy vọng đó sẽ là những thông tin bổ ích đối với bạn đọc. Nếu còn thắc mắc bạn vui lòng để lại dưới bình luận để được Nhật ký nha sĩ giải đáp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *