Áp xe răng – 8 thông tin hữu ích bạn nên biết

21-02-2023 | 👁 310 lượt xem

Áp xe răng là bệnh lý gây ra đau nhức và nhiều phiền toái cho người mắc phải. Nhưng nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm gì không? hay Bị áp xe răng thì uống thì gì để giúp điều trị thì nhiều người vẫn còn chưa biết. Để hiểu rõ hơn về áp xe răng Nhật kí nha sĩ gửi đến bạn nội dung chi tiết trong bài viết sau đây.

Áp xe răng - 8 thông tin hữu ích bạn nên biết
Áp xe răng – 8 thông tin hữu ích bạn nên biết

Áp xe răng là như thế nào?

Áp xe răng (tooth abscess) là tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây nên và thường để lại những cơn đau nhức khó chịu. Cùng với đó trên nướu ở vị trí răng bị áp xe có hình thành những ổ mủ màu trắng gây mất thẩm mỹ và có thể lây lan.

Tuy nhiên, nếu được kiểm soát và điều trị sớm thì áp xe răng sẽ nhanh chóng biến mất trả lại cho bạn hàm răng khỏe mạnh. Nhưng đây là một bệnh lý rất nguy hiểm bạn không nên chủ quan để tránh những ra biến chứng khác.

Hình ảnh áp xe răng

Áp xe răng có biểu hiện thực tế như thế nào? Dưới đây là một số hình ảnh giúp bạn hình dung ra nhanh nhất về bệnh áp xe răng.

Hình ảnh áp xe răng
Hình ảnh áp xe răng
Bệnh áp xe răng
Bệnh áp xe răng
Bị áp xe răng
Bị áp xe răng

Nguyên nhân gây áp xe răng

Nguyên nhân gây áp xe răng là do đâu? Cùng đi tìm hiểu cùng với Nhật kí nha sĩ nhé:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên áp xe răng. Khi những mảnh vụn thức ăn không được lấy đi hết sẽ hình thành nên cao răng mảng bám, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây bệnh.

Sâu răng: Sâu răng không được chữa trị trong thời gian giam vi khuẩn sẽ ngày càng lan rộng ra gây sưng tấy, viêm tủy mưng mủ và gây nên áp xe răng.

Răng bị sứt mẻ: Răng bị chấn thương vi khuẩn sẽ len lỏi qua các vết nứt, vỡ đi vào bên trong răng, tủy răng gây nhiễm trùng. Từ đó, nhiễm trùng răng có thể lây lan ra vùng chân răng, xương ổ răng gây nên áp xe răng.

Dấu hiệu áp xe răng

Dấu hiệu áp xe răng
Dấu hiệu áp xe răng

Khi bị áp xe răng bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu dù vệ sinh răng miệng rất kỹ
  • Vùng nướu tại vị trí răng bị áp xe sẽ có hiện tượng sưng tấy và có xuất hiện mủ trắng
  • Đau nhức răng khi ăn nhai hoặc cắn đồ ăn cứng, nếu ở giai đoạn nặng hơn những cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi hàm hàm để ở trạng thái nghỉ.
  • Răng bị nhạy cảm khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh
  • Miệng có vị đắng, ăn uống không ngon miệng
  • Sưng cả hàm trên hoặc hàm dưới
  • Nổi hạch ở cổ và hàm
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, có thể kèm theo sốt
  • Răng có thể có triệu chứng lung lay nhiều kèm khối sưng ở vùng chóp răng

Khi gặp một trong số những dấu hiệu trên bạn hãy đến cơ sở nha khoa gần nhất, đảm bảo uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe tổng quát. Bởi áp xe răng được đánh giá là một bệnh lý nguy hiểm chúng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu như không được điều trị.

Bị áp xe răng có nguy hiểm không?

Bị áp xe răng có nguy hiểm không?
Bị áp xe răng có nguy hiểm không?

Bị áp xe răng có nguy hiểm không là một trong những câu hỏi thường gặp? Như chúng ta đã biết, áp xe răng chính là biến chứng của những bệnh lý về răng miệng dẫn đến nhiễm trùng nướu ảnh hưởng đến răng. Nên nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Những biến chứng mà áp xe răng gây nên như:

Viêm nhiễm mô xung quanh: Miệng có chứa nước bọt, thường xuyên ẩm ướt nên vi khuẩn sẽ phát triển nhanh hơn các bộ phận khác trong cơ thể. Khi vi khuẩn phát triển tấn công mạnh có thể lan vào các vùng mô mềm lân cận, vòm họng hay sàn miệng gây viêm mô tế bào và sưng đau toàn khoang miệng.

Đe dọa đến tính mạng con người: Áp xe răng nếu không được điều trị kịp thời mủ trong ổ áp xe chảy vào khoang miệng dẫn đến ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể và gây nên một số bệnh như viêm cầu thận, viêm nội tâm mạc hoặc viêm phổi. Trường hợp xấu vi khuẩn còn có thể tấn công xuống hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm, trường hợp nặng có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp, gây tử vong.

Nhiễm trùng huyết: Khi bị áp xe răng nặng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cũng nặng hơn sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm nội tâm mạc và nhiễm trùng xoang hàm. Lâu ngày tình trạng nhiễm trùng đó sẽ đi vào đường máu gây nhiễm trùng huyết. Theo đường màu sẽ lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể như tim và não dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong.

Áp xe ngoài mặt: Khi tình trạng áp xe răng ngày càng nặng sẽ ảnh hưởng đến vùng má xung quanh và cằm dẫn đến tình trạng đau nhức, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nặng hơn có thể lây lan đến sàn miệng và hố thái dương ảnh hưởng đến những bệnh lý răng miệng.

U nang quanh chân răng: Áp xe mãn tính có thể gây phát triển u nang răng hoặc các bệnh như viêm xương.

Qua đó cho thấy, áp xe chân răng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nên cần phải có những biện pháp chữa trị để nhanh chóng làm lành vết thương và tình trạng áp xe nhanh khỏi để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Áp xe răng có tự khỏi không?

Áp xe răng không chỉ đơn thuần là một bệnh lý ngoài da hay những bệnh trên bề mặt mà nó liên quan trực tiếp đến tủy răng và mô mềm bên trong có chứa các mạch máu, dây thần kinh và các mô liên kết. Do vậy, áp xe răng KHÔNG thể tự khỏi được mà bệnh áp xe răng chỉ có thể khỏi khi được điều trị bằng các biện pháp nha khoa mà thôi.

Chính vì vậy, khi bị áp xe răng bạn hãy đến trực tiếp nha khoa uy tín để thực hiện điều trị càng sớm càng tốt, tránh bệnh kéo dài ảnh hưởng đến các bộ phận khác, nặng nhất là gây tử vong.

Áp xe răng uống thuốc gì?

Áp xe răng uống thuốc gì?
Áp xe răng uống thuốc gì?

Bị áp xe răng nên uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người. Bạn không may bị mắc bệnh áp xe răng thì có thể uống một số loại thuốc sau:

Thuốc giảm đau: Áp xe răng thường gây ra những cơn đau nhức dữ dội, làm giảm nhu cầu ăn uống và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Để xoa dịu những cơn đau đó bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để thoải mái hơn. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng trong thời gian 2 – 4 tiếng, tùy vào các loại thuốc giảm đau khác nhau nên bạn phải sử dụng lặp lại.

Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm có tác dụng kiềm chế viêm nhiễm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm bị lây lan rộng sang các vùng lân cận. Đồng thời, thuốc kháng viêm còn có tác dụng giảm đau, làm giảm các triệu chứng sưng tấy giúp bạn dễ chịu hơn.

Thuốc hạ sốt: Nếu xuất hiện sốt kèm theo đau nhức mãi không thuyên giảm thì bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt.

Lưu ý: Bạn không được tự ý hay tùy tiện uống thuốc mà phải có sự chỉ định liều lượng của bác sĩ tránh cho bệnh nặng hơn.

Thuốc điều trị áp xe răng?

Để giảm đau nhức và kiểm soát bệnh lý bạn có thể uống một số loại thuốc sau:

Kháng sinh chống viêm Amoxicillin

Amoxicillin là một trong những loại thuốc điều trị áp xe răng được bác sĩ kê đơn để giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Những thành phần trong thuốc sẽ có tác dụng làm ức chế sự sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn làm cho chúng suy yếu dần và bị triệt tiêu khỏi cơ thể. Đồng thời, hạn chế những cơn đau nhức và tình trạng sưng tấy, chảy máu và mủ. Tuy nhiên, loại kháng sinh này không có tác dụng trong việc điều trị cảm cúm, cảm lạnh thông thường hoặc các bệnh nhiễm vi rút.

Kháng sinh chống viêm amoxicillin
Kháng sinh chống viêm Amoxicillin

Liều dùng:

  • Người lớn: 500 – 1000 mg mỗi lần sử dụng. Sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em: 25 – 50 mg/kg mỗi ngày. Chia thành 2 – 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, bệnh nhân tiểu đường, người mắc bệnh thận, người mắc hội chứng Mononucleosis, người cao tuổi.

Tác dụng phụ: Thuốc có chứa tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, cơ thể khó chịu, chóng mặt, phát ban, răng bị đổi màu, khó thở, đau thắt ngực, ngứa, mặt bị phù, xuất hiện các mảng trắng trong miệng và trên bề mặt lưỡi.

Thuốc Metronidazol

Thuốc Metronidazol có thể tiêu diệt hiệu quả trong việc điều trị viêm nhiễm các loại vi khuẩn gây hại cho khoang miệng.

Tác dụng phụ: Đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nổi mẩn, nhức đầu,…

Liều dùng: Với người lớn là 1-2 viên/lần, mỗi ngày uống 3-4 lần. Tuy nhiên, liều lượng được thay đổi so với tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người nên cần đến khám bác sĩ để đưa ra những chỉ định phù hợp nhất với mình.

Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc đang cho con bú.

Thuốc Paracetamol

Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng giúp mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh. Thuốc có nhiều dạng khác nhau như dạng uống: viên nén; viên sủi; siro; bột pha; dạng đút hậu môn.

Thuốc paracetamol
Thuốc Paracetamol

Liều lượng dùng:

  • Với người lớn: Liều chung: 325 – 650mg/ liều cách 4-6 tiếng hoặc 1000mg cách 6-8 tiếng với dạng đút hậu môn, siro, bột pha, viên sủi. Nếu sử dụng viên nén Paracetamol 500mg: 1–2 viên/liều uống cách nhau 4-6 tiếng. Liều tối đa của Paracetamol người lớn được phép sử dụng là 4g (4000mg)/ngày.
  • Với trẻ nhỏ sử dụng 10-15 mg/kg/ liều cách 4 -6 tiếng 1 lần khi cần thiết (tối đa 5 liều trong 24 giờ).

Lưu ý: không được tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng Paracetamol có thể gây một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng, biểu hiện: phát ban, nổi mẩn da, sưng mặt, sưng môi, sưng lưỡi, sưng họng, khó thở. Nếu gặp các triệu chứng đó, nên ngừng thuốc và thông báo với bác sĩ.

Thuốc giảm đau kháng viêm không NSAIDs

Một số trường hợp, bệnh nhân bị áp xe răng có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau kháng viêm không NSAIDs – dạng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid. Nhóm thuốc giảm đau này gồm có nhiều loại khác nhau, ví dụ như: Celecoxib: Celebrex,…Ibuprofen: Brufen, Gofen,Meloxicam: Mobic, Etoricoxib: Arcoxia,…

Nhóm thuốc cho hiệu quả nhanh chóng trong việc xoa dịu các cơn đau nhức khó chịu ở vùng răng bị tổn thương. Đồng thời giúp giảm sưng, giảm viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Trên đây là một số loại thuốc giúp điều trị áp xe răng, nhưng những loại thuốc này chỉ có tác dụng giúp khám viêm nhiễm và kiểm soát bệnh chứ không thể điều trị hoàn toàn được áp xe răng. Do vậy, bạn cần đến nha khoa sớm để bác sĩ đưa ra biện pháp tốt nhất giúp điều trị dứt điểm bệnh lý này.

Vậy là Nhật kí nha sĩ đã mang đến cho bạn 8 thông tin về áp xe răng giúp bạn sớm nhận biết và sớm tìm ra hướng điều trị để ngăn chặn bệnh lây lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn cần giải đáp thêm những thông tin nào thì hãy để lại dưới bài viết đội ngũ của Nhật kí nha sĩ sẽ giúp bạn trả lời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *