Hôi miệng cần làm gì để khắc phục?

02-03-2023 | 👁 146 lượt xem

Hôi miệng không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như trong cuộc sống. Vậy có những phương pháp nào để giúp giảm hôi miệng nhanh chóng, hiệu quả. Cùng đi tìm hiểu với Nhật kí nha sĩ về hôi miệng và cách giảm hôi miệng trong bài viết dưới đây nhé.

Hôi miệng cần làm gì để khắc phục?
Hôi miệng cần làm gì để khắc phục?

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng được xem như là một bệnh lý liên quan đến vấn đề răng miệng. Biểu hiện rõ ràng nhất là khi bạn giao tiếp sẽ toát ra mùi hôi khó chịu. Điều này khiến bạn trở nên bối rối, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Nguyên nhân hôi miệng phổ biến

Nguyên nhân hôi miệng phổ biến
Nguyên nhân hôi miệng phổ biến

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hôi miệng và một trong số đó có thể kể đến như:

Hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém: Trong khoang miệng có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi và có hại. Nhưng vệ sinh răng miệng kém thức ăn thừa bám trên bề mặt răng, các kẽ răng không được loại bỏ, vi khuẩn có hại từ đó sẽ phát triển nhanh chóng gây hôi miệng. Vệ sinh răng miệng không kỹ còn làm cho lưỡi hình thành nhiều mảng màu trắng cũng gây ra bệnh hôi miệng.

Xuất phát từ các bệnh lý răng miệng: Một số bệnh lý răng miệng có thể dẫn đến miệng có mùi hôi khó chịu như: viêm nướu, viêm nha chu, lở loét miệng, viêm quanh thân răng, áp xe răng,… Bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm amidan hay bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, tiêu biểu là bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng khiến miệng có mùi hôi.

Do răng sứ hoặc trụ implant kém chất lượng: Bạn lựa chọn răng sứ để cải thiện nụ cười, implant để khôi phục lại chức năng ăn nhai của những chiếc răng mất. Nhưng nếu bạn lựa chọn loại răng sứ, trụ implant rẻ tiền, kém chất lượng, không chính hãng kèm theo đó là nha khoa kém uy tín, bác sĩ chuyên môn thấp thì sau một thời gian sử dụng chúng sẽ bị xuống cấp gây viêm lợi hay nhồi nhét thức ăn, gây ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, miệng có mùi hôi còn xuất phát từ chụp răng nhựa giả không được vệ sinh sạch sẽ.

Một số nguyên nhân khác như

  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc xạ trị, hoá trị, thuốc huyết áp, an thần, thuốc chống dị ứng, trị kinh phong, trầm cảm có tác dụng phụ là làm giảm nước bọt trong miệng, góp phần gây hôi miệng. Những người uống bổ sung vitamin với liều lượng lớn cũng có thể dễ bị khiến miệng có mùi hôi.
  • Sử dụng quá nhiều rượu, bia hay ăn các thực phẩm có mùi như hành, tỏi
  • Hút thuốc: Trong thuốc lá có chứa nhiều thành phần có hại làm khô niêm mạc miệng , từ đó gây ra tình trạng miệng có mùi hôi.
  • Hơi thở có mùi vào buổi sáng thức dậy: Khi ngủ tuyến nước bọt sẽ giảm hiệu xuất tiết nước bọt dẫn tới miệng bị khô tạm thời và gây ra hôi miệng.

Hôi miệng gây phiền toái như thế nào?

Hôi miệng gây phiền toái như thế nào?
Hôi miệng gây phiền toái như thế nào?

Hôi miệng tuy không phải là một bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị sớm có thể để lại nhiều phiền toái như:

Ảnh hưởng tâm lý, bị mọi người xa lánh

Đây được xem là phiền toái lớn nhất của hội chứng hôi miệng. Khi tiếp xúc với người đối diện mùi hôi sẽ khiến họ khó chịu, không thoải mái và gây nên phản ứng né tránh, xa lánh. Với những người bị hôi miệng nặng, ngay cả những người thân trong gia đình hay bạn bè cũng có tư tưởng ngại tiếp xúc đối diện. Nếu không được điều trị sớm thì có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, quan hệ vợ chồng. Với những người độc thân thì sẽ khó lập gia đình hơn so với người khác do ngại gần gũi.

Điều này, khiến người bị hôi miệng trở nên sống bó hẹp, sống trong sự sợ hãi, lo lắng, lâu ngày có thể dẫn đến bệnh tự kỷ, trầm cảm.

Ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ

Bệnh hôi miệng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người mắc phải. Hầu hết những người miệng có mùi hôi đều cảm thấy mất tự tin, ngại giao tiếp với đối tác, đồng nghiệp, bởi sợ người khác phát hiện ra miệng mình bị hôi hoặc sợ chứng hôi miệng tác động đến mọi người. Chính những điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, đến các mối quan hệ cũng như công việc.

Cách giảm hôi miệng hiệu quả

Cách giảm hôi miệng hiệu quả
Cách giảm hôi miệng hiệu quả

Như chúng ta cũng biết hôi miệng gây ra rất nhiều phiền phức cho cuộc sống vậy nên cách để giảm hôi miệng thì hầu hết ai cũng cần thiết. Dưới đây là một số cách giảm hôi miệng bạn cần:

Thay đổi cách vệ sinh răng miệng

Để cải thiện mùi hôi trong khoang miệng cách tốt nhà đầu tiên nhất bạn nên làm đó là vệ sinh răng miệng thật tốt. Bạn nên đánh răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải đánh răng lông mềm và thực hiện theo chiều xoay tròn để loại bỏ hết thức ăn thừa. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng, máy tăm nước, chỉ nha khoa để giúp việc vệ sinh răng miệng thuận lợi và sạch hơn.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Trong nguyên nhân gây hôi miệng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc sẽ làm giảm quá trình tiết nước bọt, khiến miệng bị khô dẫn đến hôi miệng. Vậy để giảm mùi hôi miệng bạn hãy hạn chế sử dụng những chất kích thích đó.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích
Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su sẽ giúp làm sạch và loại bỏ các axit cũng như các chất gây hôi miệng. Bên cạnh đó, việc nhai kẹo cao su cũng giúp làm tăng tiết nước bọt, nhờ đó rửa trôi bớt axit do vi khuẩn tạo mùi gây ra. Đồng thời, kẹo cao xu có hương vị sẽ giúp hơi thở trở nên thơm mát hơn.

Ăn sữa chua

Sữa chua có chứa các hợp chất giúp ức chế sản sinh hydrogen sulfide, từ đó giúp giảm hôi miệng. Ngoài ra, sữa chua còn giúp thúc đẩy quá trình phát triển lợi khuẩn, tăng khả năng bảo vệ răng miệng cũng như hệ tiêu hóa. Do đó, bạn hãy bổ sung sữa chua vào thực đơn hằng ngày của mình.

Ăn sữa chua
Ăn sữa chua

Giảm hôi miệng bằng Chanh

Chanh là loại quả có tính sát khuẩn cao và có mùi thơm nên có thể thử khi mùi hôi khó chịu trong miệng nhanh chóng.

Cách thực hiện: Dùng nước chanh vắt lấy nước cốt và hòa tan với một chút muối. Sau đó dùng hỗn hợp chanh muối để ngậm hoặc chải răng 2 lần/ ngày giúp mùi miệng giảm đi mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, trong chanh có chứa chất axit nên bạn chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần/ tuần để tránh làm mòn men răng.

Ngoài ra, bạn có thể dùng vỏ chanh đã rửa sạch để nhai và nuốt. Tinh dầu trong vỏ chanh sẽ để lại hơi thở thơm mát, dễ chịu.

Dùng gừng để giảm hôi miệng

Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Gừng có vị cay, tính nóng và chứa nhiều tinh dầu thơm giúp khử mùi trong khoang miệng hiệu quả.

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản: Bạn chuẩn bị một vài lát gừng đã rửa sạch, rồi cho vào nồi nước đun sôi khoảng 5 phút để tinh dầu trong gừng tiết ra hết. Tiếp đến hòa tan một chút muối rồi lấy phần nước đó để súc miệng 2 lần/ ngày.

Dùng trà xanh để giảm hôi miệng

Dùng gừng để giảm hôi miệng
Dùng gừng để giảm hôi miệng

Chất polyphenol trong trà xanh có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Trà xanh còn có mùi thơm dịu nhẹ giúp át đi mùi hôi khó chịu từ trong khoang miệng. Trà xanh còn có tác dụng giúp răng chắc khỏe, hạn chế các bệnh lý răng miệng và còn có khả năng làm đẹp nên bạn có thể sử dụng nước trà xanh hằng ngày.

Cách giảm hôi miệng: Bạn lấy một nắm lá trà xanh tươi hoặc phơi khô đen rửa sạch và đun với nước để uống hoặc súc miệng hằng ngày sau mỗi bữa ăn. Tinh chất trong trà xanh sẽ giúp loại bỏ những mảng bám cao răng và giảm mùi hôi miệng rõ rệt sau khi sử dụng.

Trên đây là một số thông tin về hôi miệng và cách để giảm hôi miệng, mang đến sự thoải mái cho cuộc sống hằng ngày. Nếu bạn còn thắc mắc nào thì hãy để lại thông tin dưới bình luận Nhật kí nha sĩ sẽ giúp bạn giải đáp nhanh nhất.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *