Khớp thái dương hàm là gì? Nguyên nhân trật khớp thái dương hàm

06-04-2023 | 👁 630 lượt xem

Khớp thái dương hàm là khớp vô cùng quan trọng có vai trò như một bản lề trượt giúp kết nối xương hàm với hộp sọ. Đây là một trong những khớp phức tạp nhất trong cơ thể cùng với trách nhiệm đưa hàm dưới ra trước, lui sau và sang 2 bên. Vậy khớp thái dương hàm bị trật, bị viêm là như thế nào? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Có cách khắc phục tình trạng trật khớp thái dương hàm hay viêm khớp thái dương hàm hay không? Cùng Nhật Ký Nha Sĩ tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

Khớp thái dương hàm là gì? Nguyên nhân trật khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm là gì? Nguyên nhân trật khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là gì?

Như chia sẻ ban đầu, khớp thái dương hàm là khớp quan trọng, phức tạp trong cơ thể. Không chỉ vậy, khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất của phần sọ mặt. Khớp sẽ bao gồm diện khớp của xương hàm dưới và diện khớp của xương thái dương kết hợp cùng các thành phần khác như bao khớp, dây chằng khớp và đĩa khớp, mô sau đĩa.

Khớp thái dương hàm là gì?
Khớp thái dương hàm là gì?

Khớp thái dương hàm có cấu tạo tương đối phức tạp và cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong các hoạt động ăn uống, giao tiếp giúp bạn dễ dàng đóng, mở hàm. Hiện có rất nhiều bạn gặp các bệnh lý liên quan đến khớp hàm, khớp thái dương hàm: bị viêm khớp thái dương hàm (rối loạn khớp hàm thái dương/khớp thái dương hàm), trật/lệch khớp thái dương hàm.

Vậy các bệnh lý này cụ thể là gì? Có gây ảnh hưởng gì không? Nguyên nhân nào gây ra và liệu có cách khắc phục tại nhà hay không? Theo dõi ngay nội dung dưới đây để tìm câu trả lời bạn nhé!

Thế nào là bị rối loạn khớp thái dương hàm?

Rối loạn khớp thái dương hàm hay còn gọi là viêm khớp hàm thái dương) là một bệnh lý rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh. Bệnh lý này có thể gây ra tình trạng đau có chu kỳ, co thắt cơ, mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ khiến chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Đây là bệnh lý khá phổ biến ở mọi đối tượng và tỷ lệ cao nhất là nữ giới ở độ tuổi mãn kinh.

Thế nào là bị rối loạn khớp thái dương hàm?
Thế nào là bị rối loạn khớp thái dương hàm?

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm:

Viêm khớp thái dương hàm hay rối loạn khớp thái dương hàm có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau nên rất khó để có thể xác định chính xác qua một dấu hiệu. Bác sĩ cần chụp phim X-quang để có thể kiểm tra, phân tích chính xác tình trạng. Một số dấu hiệu thường gặp:

  • Bạn có cảm giác đau nửa đầu, đau tai, nhức mắt kết hợp với tăng nhãn áp
  • Thi thoảng bạn nghe thấy âm thanh lục cục hay lọc cọc khi đóng, mở hàm.
  • Cảm thấy đau, mỏi nhiều khớp thái dương hàm khi ngáp, mở miệng rộng hoặc ăn nhai.
  • Khi há miệng có cảm giác bị kẹt hàm, cứng khớp hoặc khớp không vào đúng vị trí.
  • Có cảm giác đau mỏi cơ vùng cổ, khớp hàm mặt.
  • Răng hàm trên và hàm dưới không ăn khớp với nhau.

Để có thể biết được mình có bị rối loạn khớp thái dương hàm hay không bạn cần đến thăm khám trực tiếp để bác sĩ kiểm tra bạn nhé!

Trật khớp thái dương hàm là gì?

Trật khớp thái dương hàm là gì?
Trật khớp thái dương hàm là gì?

Ngoài bệnh lý viêm/rối loạn khớp thái dương thì tình trạng trật/lệch khớp thái dương. Đây là tình trạng khớp nối giữa xương sọ và xương hàm dưới bị mất cân bằng. Tình trạng này cũng được gọi là sái quai hàm khiến cho hoạt động đóng mở miệng, nhai nuốt trở nên khó khăn và xuất hiện triệu chứng đau nhức, khó chịu.

Tình trạng sai lệch khớp hàm có thể bắt gặp ở bất cứ ai ở mọi độ tuổi. Trật khớp thái dương có thể xuất hiện sau một thời gian dài khi phần khớp bị viêm nhiễm. Ảnh hưởng của tình trạng này với quá trình sinh hoạt, ăn uống hàng ngày là vô cùng lớn, ngày càng khó chịu nếu không được khắc phục.

Các dấu hiệu có thể nhận biết trật khớp hàm hay trật quai hàm bạn có thể tham khảo:

  • Bạn cảm giác hai hàm không khớp khi cắn răng lại, răng không khớp nhau
  • Cảm thấy khó khăn khi nói chuyện
  • Có hiện tượng chảy nước dãi vì không thể đóng kín miệng
  • Gần như không thể đóng (ngậm) miệng
  • Hàm có dấu hiệu nhô ra phía trước
  • Đau ở mặt hoặc hàm, đau ở trước tai hoặc vùng bị ảnh hưởng và ngày càng đau hơn nếu phải cử động

Ngoài ra, có thể vẫn còn một số biểu hiện ít gặp không được đề cập nhưng nếu có một số dấu hiệu trên bạn hãy đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân nào gây trật khớp thái dương hàm?

Nguyên nhân nào gây trật khớp thái dương hàm?
Nguyên nhân nào gây trật khớp thái dương hàm?

Trật khớp thái dương hàm khá nguy hiểm nếu bạn để lâu, tình trạng này sẽ gặp nhiều ở những người có tiền sử trật khớp. Có nhiều nguyên nhân cơ bản có thể gây ra lệch khớp thái dương hàm:

  • Do khi miệng bị mở rộng quá mức trong lúc cắn mạnh hay ngáp rộng, nôn hoặc khi bạn mở miệng lâu do quá trình can thiệp nha khoa cũng có thể gây trật khớp thái dương hàm.
  • Do bị chấn thương,tai nạn, va đập mạnh hoặc do há miệng quá rộng và một cách bất ngờ khiến khớp thái dương bị lệch.
  • Do khớp bị nhiễm khuẩn, thoái hóa, viêm khớp thái dương hàm lâu dần cũng có thể gây ra tình trạng trật thái dương hàm.
  • Do bị stress, áp lực lâu ngày vì công việc hay vấn đề nào đó có thể dẫn đến căng thẳng dây thần kinh khiến trật khớp thái dương hàm.
  • Do bị các bệnh lý về nướu, rụng răng, răng thưa, răng móm, răng mọc lệch lạc… khiến khớp cắn hai hàm không tốt cũng có thể dẫn đến trật khớp thái dương.
  • Do một thói quen không tốt: nghiến răng khi ngủ hoặc nhai kẹo cao su quá lâu, quá nhiều, lặp đi lặp lại với việc siết chặt hàm có thể làm cho khớp thái dương hàm bị trật/lệch.

Vậy lệch khớp thái dương hàm sẽ gây ra những ảnh hưởng gì? Tìm hiểu ngay trong nội dung tiếp theo nhé!

Lệch khớp thái dương hàm gây ảnh hưởng gì?

Lệch khớp thái dương hàm gây ảnh hưởng gì?
Lệch khớp thái dương hàm gây ảnh hưởng gì?

Trật/lệch khớp thái dương là do mất cân bằng ở khớp nối giữa xương sọ và xương hàm dưới nên khi tình trạng này xảy ra ở người lớn hay trẻ em đều gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày.

Tuy trật khớp là một bệnh lý không nguy hiểm quá nhiều nhưng gây ra rất nhiều phiền phức, khó chịu trong quá trình ăn uống, sinh hoạt. Đặc biệt, nếu bạn gặp tình trạng này và không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân.

Không chỉ vậy, trật khớp thái dương có thể khiến khuôn mặt của bạn mất cân đối, thiếu thẩm mỹ khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Vì vậy, việc khắc phục tình trạng này sớm vô cùng quan trọng. Bạn nên đến phòng khám Răng Hàm Mặt chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán mức độ lệch của khớp cùng với tình trạng viêm nhiễm và có giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà

Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà
Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà

Khi gặp tình trạng viêm khớp thái dương hàm thì bạn có thể điều trị tại nhà không? Với tình trạng này bạn có thể tham khảo một số cách để giảm khó chịu nhưng nếu đau, khó chịu nhiều bạn nên gặp bác sĩ, không tự chữa tại nhà.

Dưới đây là một số cách điều trị, giảm khó chịu khi bị viêm khớp thái dương hàm tại nhà bạn có thể tham khảo nhé!

Chườm lạnh:

Bạn hãy chườm một túi đá (đá viên đặt trong túi nhựa, dùng khăn quấn lại) lên vị trí khớp bị viêm, trật/lệch trong 20 phút, mỗi 1 – 2 giờ trong ngày đầu để giảm đau. Bạn có thể tiếp tục lặp lại quá trình này 3 – 4 lần một ngày để giảm đau và sưng khi không còn khó chịu.

Sử dụng thuốc giảm đau:

Bạn có thể dùng acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen (Motrin, Advil) đều là các thuốc giảm đau bạn có thể sử dụng hoặc sử dụng loại khác nếu bác sĩ chỉ định cho bạn.

Lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt:

Khi bị đau bạn nên hạn chế ăn đồ cứng, khó nhai, ăn miếng vừa miệng. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến thói quen sinh hoạt: không nên mở miệng quá rộng, la hét, hát hoặc nói quá to.

Bạn nên báo cho bác sĩ hoặc nha sĩ nếu cơn đau vẫn không thuyên giảm dù bạn đã uống thuốc giảm đau, hay khi tình trạng này tái phát nhiều lần. Vậy nên, nếu bạn gặp dấu hiệu của các bệnh lý viêm khớp thái dương hàm hay trật khớp thái dương hàm nên đi thăm khám bác sĩ sớm để cải thiện, đảm bảo sức khỏe cho bạn nhé!

Qua bài viết này, Nhật Ký Nha Sĩ hi vọng bạn đã hiểu hơn về khớp thái dương hàm cũng như các bệnh lý liên quan, ảnh hưởng gây ra và các điều trị tại nhà. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hãy bình luận ngay dưới bài viết để được giải đáp ngay bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *