Nghiến răng khi ngủ do đâu? Chữa bằng cách nào?

15-03-2023 | 👁 366 lượt xem

Nghiến răng khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến người bị mắc phải mà còn làm giấc ngủ của người bên cạnh bị tác động. Do vậy, bạn nên tìm cách để kiểm soát tật nghiến răng tật nghiến răng khi ngủ. Nếu bạn chưa biết phải làm sao các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhật kí nha sĩ.

Nghiến răng khi ngủ do đâu? Chữa bằng cách nào?
Nghiến răng khi ngủ do đâu? Chữa bằng cách nào?

Nghiến răng là gì?

Nghiến răng là một hoạt động chủ quan và thường xảy ra khi ngủ. Biểu hiện rõ nét nhất là răng 2 hàm nghiến chặt lại và giằng co nhau tạo ra tiếng kêu ken két hoặc không. Đây là một tình trạng khá phổ biến không chỉ ở người lớn mà còn cả trẻ nhỏ. Khi mắc tật nghiến răng nếu không được tìm cách để khắc phục sớm có thể ảnh hưởng đến cấu trúc răng và hệ thống ăn nhai của răng.

Nghiến răng là gì?
Nghiến răng là gì?

Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị mắc hội chứng nghiến răng khi ngủ, có thể kể đến như:

Yếu tố di truyền: Trong gia đình đã từng có thành viên mắc tật nghiến răng khi ngủ, cận nhất là thế hệ bố, mẹ thì nguy cơ con mắc chứng nghiến răng khi ngủ là rất cao.

Do căng thẳng, stress: Theo nghiên cứu yếu tố tâm lý như căng thẳng, stress mệt mỏi, lo âu hay do áp lực về công việc, học tập hoặc áp lực khi nuôi dạy trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tật nghiến răng khi ngủ. Bởi khi bị căng thẳng, lo âu, áp lực sẽ gây tác động mạnh đến các hoạt động của não bộ. Khi các dây thần kinh bị kích thích quá mạnh sẽ gây nên nghiến răng khi ngủ. Hay những người có tính cách mạnh mẽ cũng dễ gây nghiến răng khi ngủ.

Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ
Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ

Sai lệch khớp cắn: Sai lệch khớp cắn là tình trạng các răng không ăn khớp với nhau cái thò ra cái thụt vào. Khi gặp những vấn đề khớp cắn không chỉ khiến cho việc ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng khó khăn mà còn là nguyên nhân gây nên tật nghiến răng khi ngủ.

Sử dụng quá nhiều thuốc và các chất kích thích: Thuốc sẽ có tác dụng giúp kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn giúp cho vết thương nhanh lành lại và bệnh cũng mau chóng khỏi. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ trong đó có thể kể đến là tật nghiến răng. Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá nếu sử dụng thường xuyên với liều lượng quá nhiều sẽ gây kích thích đến các dây trên kinh ở não bộ, từ đó dẫn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ.

Bắt nguồn từ bệnh toàn thân: Một số bệnh lý dị ứng, rối loạn dinh dưỡng, rối loạn nội tiết hay các bệnh liên quan đến rối loạn thần kinh sẽ làm tăng nguy cơ mắc tật nghiến răng cao. Cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thiếu vitamin, mất cân bằng enzym, cũng ảnh hưởng đến tật nghiến răng.

Hậu quả nếu nghiến răng trong thời gian dài

Hậu quả nếu nghiến răng trong thời gian dài
Hậu quả nếu nghiến răng trong thời gian dài

Làm mòn men răng: Nghiến răng là tình trạng các răng siết chặt vào với nhau, động tác này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm cho men răng bị mài mòn dần. Lâu ngày không được điều trị còn khiến răng bị nứt, vỡ gây ê buốt răng. Ngoài ra, còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn thâm nhập vào bên trong răng gây nên nhiều bệnh lý khác.

Thay đổi cấu trúc khuôn mặt: Nghiến răng khiến cho các cơ bị mỏi, khớp cắn cũng bị phì đại, lâu ngày dẫn đến cấu trúc khuôn mặt bị biến đổi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ cũng như giao tiếp hằng ngày của bạn.

Gián đoạn giấc ngủ: Nghiến răng khi ngủ khiến cho người mắc tật này ngủ không ngon giấc, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hằng ngày

Nặng nề nhất của tật nghiến răng là làm xô lệch răng gây sai lệch khớp cắn. Điều này khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, việc vệ sinh răng miệng cũng không mấy thuận lợi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.

Với những người sử dụng miếng trám răng đề đủ đắp lại những phần răng bị khuyết do sâu răng, mòn cổ chân răng hay răng bị nứt, vỡ nghiến răng có thể làm cho miếng trám bị bung ra.

Chống nghiến răng khi ngủ bằng cách nào?

Làm sao để chống nghiến răng khi ngủ? là câu hỏi mà Nhật kí nha sĩ nhận được rất nhiều từ phía khách hàng. Để hạn chế nghiến răng khi ngủ bạn nên áp dụng một số cách sau:

Giảm Stress

Như trên đã nói stress, căng thẳng tác động rất lớn dẫn đến tật nghiến răng. Do đó, để chống nghiến răng khi ngủ cách tốt nhất là bạn nên chuẩn bị cho mình một tinh thần thật thoải mái, vui vẻ. Ngoài ra, bạn có thể tham gia một số hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao để vừa rèn luyện sức vừa giảm căng thẳng, từ đó tật nghiến răng cũng sẽ thuyên giảm hơn.

Chống nghiến răng khi ngủ bằng cách nào?
Chống nghiến răng khi ngủ bằng cách nào?

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Cơ thế thiếu chất dinh dưỡng khiến cơ thể mệt mỏi kéo theo đó tật nghiến răng cũng sẽ xuất hiện. Vậy nên, để chống nghiến răng khi ngủ bạn nên bổ sung đầy đủ chất.

Hạn chế sử dụng chất kích thích

Dây thần kinh rất dễ bị kích động bởi các chất kích thích mà khi dây thần kinh căng thẳng tật nghiến răng sẽ ngày càng nặng và nguy hiểm hơn. Nên biện pháp đơn giản nhất để chống nghiến răng khi ngủ là nên thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày. Một số chất kích thích nên thay bằng những đồ ăn, đồ uống lành mạnh.

Cách chữa nghiến răng khi ngủ

Chữa nghiến răng bạn có thể áp dụng một số các biện pháp sau:

Cách chữa nghiến răng khi ngủ
Cách chữa nghiến răng khi ngủ

Cách chữa nghiến răng bằng dân gian

Dân gian ta có rất nhiều bài thuốc giúp chữa nghiến răng khi ngủ rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng, có thể kể đến như:

Chữa nghiến răng dân gian bằng Pín lợn

Theo dân gian truyền tai nhau thì Pín lợn có thể giúp chữa nghiến răng khi ngủ. Cách thực hiện vô cùng đơn giản

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 chiếc Pín lợn
  • Bước 2: Sơ chế Pín lợn bằng cách rửa sạch, bóp muối, rượu trắng hoặc phèn chua để khử mùi hôi, tanh.
  • Bước 3: Sau khi sơ chế cắt khúc khoảng 5cm rồi đem luộc hoặc hấp cách thủy với một chút gia vị đến khi chín thì dùng để ăn với cơm hoặc ăn không.

Thực hiện cách này liên tục pín lợn trong khoảng 9 – 10 ngày để khắc phục tật nghiến răng.

Đậu đen hầm muối

Đậu đen là nguyên liệu rất dễ tìm kiếm trong mỗi gia đình. Với cách này bạn chỉ cần lấy một ít đậu đen, đem vo sạch rồi cho vào nồi hầm nhừ (thực hiện như nấu chè). Cuối cùng là bỏ một chút muối vừa đủ (không quá nhiều sẽ bị mặn) rồi khuấy đều. Sau khi chế biến, bạn ăn hết phần cái và nước chè như sử dụng chè đậu đen thông thường. Thực hiện cách này liên tục 2 – 3 tuần để khắc phục chứng nghiến răng.

Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều đậu đen trong một lần để tránh bị ngán.

Cách chữa nghiến răng bằng dân gian
Cách chữa nghiến răng bằng dân gian

Trị nghiến răng bằng gối tàm sa

Tàm sa thực chất là phân của con tằm và là một vị thuốc được lưu truyền trong dân gian dùng chữa các bệnh như phong thấp, đau khớp, đau lưng,… Bên cạnh đó, tàm xa còn là bài thuốc dùng để trị nghiến răng khi ngủ dân gian được được khuyên dùng. Tuy nhiên, tàm sa khá hiếm nên ngày này cách chữa nghiến răng này còn khá xa lạ với nhiều người.

Để trị nghiến răng khi ngủ bạn chỉ cần dùng phân tằm phơi khô để làm ruột gối và cho người bị chứng nghiến răng gối đầu khi ngủ. Nằm bằng gối tàm sa một thời gian bạn sẽ thấy chứng nghiến răng sẽ giảm sút. Tuy nhiên, gối phân tằm chỉ có công dụng một thời gian nhất định. Sau đó tật nghiến răng sẽ trở lại, khi đó bạn cần thay ruột gối.

Cách chữa tại nha khoa

Máng chống nghiến

Đây là biện pháp mà hiện nay được bác sĩ khuyên dùng cho những người nghiến răng khi ngủ. Máng chống nghiến được làm từ nhựa Acrylic có màu trong suốt, an toàn không gây kích ứng trong khoang miệng. Máng được thiết kế dựa trên dấu răng của bạn nên sẽ không gây gây vướng víu và bạn có thể tháo lắp dễ dàng.

Máng chống nghiến được bao bọc xung quanh răng nên có tác dụng như một miếng lót giúp, ngăn chặn sự tiếp xúc răng 2 hàm, dần dần sẽ giúp bạn xóa bỏ thói quen nghiến răng, đồng thời hạn chế mài mòn men răng.

Máng chống nghiến
Máng chống nghiến

Niềng răng – chỉnh nha

Bạn bị nghiến răng do hàm răng không đều đặn thì niềng răng là phương pháp tốt nhất để giúp tật nghiến răng của bạn sẽ được cải thiện. Với phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài hoặc khay niềng trong suốt để tác động lực lên răng nhằm đưa các răng vệ vị trí đúng trên cung hàm. Khi các răng đã đều đặn, cung răng tròn đều thì tật nghiến răng của bạn không những được thuyên giảm mà còn có thể chấm dứt hoàn toàn.

Trên đây là một số những thông tin liên quan đến nghiến răng và cách trị nghiến răng khi ngủ. Nếu các bạn cần tư vấn thêm các thông tin khác hãy để lại dưới bình luận, Nhật kí nha sĩ sẽ giúp bạn giải đáp nhanh nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *