Viêm nha chu là tình trạng răng miệng không khỏe mạnh, khiến cuộc sống của nhiều người không được thoải mái, khó khăn trong ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày. Nhưng viêm nha chu có chữa được không thì đây là câu hỏi mà nhiều khách hàng đang lo lắng. Để giải tỏa những lo lắng trong lòng của khách hàng, bài viết dưới đây Nhật ký nha sĩ sẽ giải đáp những thông tin xoay quanh bệnh lý viêm nha chu.
Nha chu là gì?
Nha chu là một tổ chức xung quanh răng có nhiệm vụ giữ răng đứng vững chắc trên cung hàm. Nha chu bao gồm các bộ phận như: lợi, xương ổ răng, dây chằng, gai lợi.
Mỗi bộ phận đều có vai trò: Nướu răng là phần nằm bên ngoài, ôm sát lấy chân răng, bảo vệ mô mềm nhạy cảm phía dưới, ngăn chặn không cho vi khuẩn thâm nhập vào bên trong gây bệnh, đồng thời giúp bảo vệ chân răng tránh khỏi những tác động từ bên ngoài; Xương ổ răng, dây chằng có chức năng giữ cho răng vững chắc.
Viêm nha chu là gì?
Viêm nha chu là do vi khuẩn tấn công gây phá hủy các tổ chức nha chu. Về lâu dài, có thể dẫn tới tụt lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm phá hủy xương ổ răng, hình thành nên các túi nha chu. Nếu không được điều trị lâu dài bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn, dẫn đến răng bị lỏng lẻo có thể làm mất răng.
Vậy nên, nếu bị viêm túi nha chu bạn cần đến nha khoa để được thăm khám và tìm ra phương pháp khắc phục sớm nhất để không ảnh hưởng đến răng miệng và sức khỏe tổng thể.
Hình ảnh viêm nha chu
Nhắc đến viêm nha chu, nhiều người hiểu ngay đây là bệnh lý răng miệng. Nhưng ít người có thể nhận biết được mình đang bị bệnh viêm nha chu và nó sẽ như thế nào. Dưới đây là một số hình ảnh về viêm nha chu.
Viêm nha chu có chữa được không?
Với sự phát triển của y khoa hiện nay thì viêm túi nha chu hoàn toàn có thể chữa khỏi được, trả lại cho bạn hàm răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, bệnh không thể tự khỏi được nên bạn hãy đến nha khoa sớm để bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng răng để tìm ra phương án phù hợp nhất.
Khi chữa viêm nha chu bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đội bác sĩ chuyên môn cao và có hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại để tránh tiền mất tật mang. Hơn nữa, trong quá trình điều trị bạn cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh cho bệnh chuyển biến xấu hơn.
Chữa viêm nha chu bằng cách nào?
Viêm nha chu là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng mà còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Để chấm dứt viêm lợi bạn hãy áp dụng một trong những phương pháp sau:
Chữa viêm nha chu nhẹ
Cạo vôi răng
Vôi răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm túi nha chu. Vậy nên để điều trị viêm nha chu bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ những mảng bám cao răng làm lộ chân răng, tạo điều kiện cho nướu phát triển trở lại bám chặt vào chân răng. Loại bỏ cao răng cũng là lúc môi trường sống của vi khuẩn bị phá hủy trả lại nướu răng khỏe mạnh.
Điều trị bằng thuốc
Nếu viêm túi nha chu được phát hiện sớm, bệnh chưa chuyển nặng bạn có thể sử dụng thuốc để ức chế sự phát triển của vi khuẩn giúp cho vết thương nhanh lành lại.
Một số loại thuốc điều trị viêm nha chu phổ biến như: Thuốc Metronidazol Stada, Doxycycline, Cefixim, Gel bôi Metrogyl Denta, Dentosmin P, Gel bôi Emofluor,… Ngoài ra, còn nhiều loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, chống nhiễm trùng khác.
Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm bạn nên bổ sung thêm các loại vitamin C, E,.. để giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, của nướu có khả năng chống lại sự thâm nhập của vi khuẩn và các bệnh lý răng miệng, bệnh tổng quát khác.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc chữa nha chu bạn không nên dùng tùy tiện mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước. Bởi, mỗi loại thuốc sẽ có liều lượng khác nhau và mức độ bệnh của mỗi người cũng không giống nhau.
Chữa viêm nha chu bằng mẹo dân gian
Bệnh lý nha chu mới chớm bạn có thể sử dụng những bài thuốc dân gian để loại bỏ các ổ viêm nhiễm. Những bài buốc chữa nha chu bằng dân gian như: Chữa nha chu bằng gừng tươi, Chữa nha chu bằng chanh và muối, Chữa nha chu bằng cây lược vàng, lá trầu không, gel nha đam,… Những nguyên liệu này được xem là thần dược giúp chữa nha chu hiệu quả. Bởi tất nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Chữa viêm nha chu nặng
Với những trường hợp viêm nha chu nặng không thể điều trị được bằng những cách làm trên bác sĩ sẽ cần áp dụng một số biện pháp khác như:
Trích dẫn mủ: Khi viêm nha chu chuyển biến nặng, trên nướu hình thành các túi nha chu, bên trong chứa mủ trắng gây đau nhức khó chịu và có thể lan sang các vùng kế cận. Với trường hợp này bác sĩ sẽ rạch một đường nướu vừa đủ để dẫn lưu mủ ra bên ngoài, sau đó sẽ tạo hình lại và khâu vết thương.
Ghép vạt nướu tự thân: Trong trường hợp tụt nướu gây hở chân răng bác sĩ sẽ dùng mô ở niêm mạc vòm họng hoặc các bộ phận khác trong cơ thể để ghép vào phần nướu răng bị tụt. Từ đó, giúp giảm ê buốt răng và tạo viền nướu hài hòa hơn, mang lại tính thẩm mỹ cho người bị bệnh nha chu.
Phẫu thuật tái tạo xương: Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp cấu trúc xương xung quanh răng bị phá hủy, không còn khả năng nâng đỡ răng. Sau khi ghép xương phần xương bị mất đi sẽ được bổ sung lại, củng cố nền tảng vững chắc cho răng, tránh tình trạng mất răng.
Điều trị tủy: Một số trường hợp bị viêm nha chu do viêm tủy gây ra, bác sĩ cần tiến hành điều trị tủy để loại bỏ những vấn đề sâu bên trong để bệnh được điều trị dứt điểm.
Cách phòng tránh viêm nha chu?
Để phòng tránh viêm nha chu ảnh hưởng hưởng đến cuộc sống bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm nha chu. Vậy nên bạn hãy vệ sinh răng miệng thật sạch 2 lần/ ngày bằng kem đánh răng phù hợp và bàn chải lông mềm. Trong quá trình thực hiện bạn nên sử dụng lực nhẹ để tránh làm cho nướu bị tổn thương, men răng bị mài mòn. Bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ những mảnh vụn thức ăn nhỏ trong các kẽ răng hoặc vùng răng bàn chải đánh răng chưa thể đi vào được.
Ăn uống hợp lý
Để phòng tránh viêm nha chu bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hằng ngày.
Hạn chế ăn những đồ ăn quá nóng, quá lạnh, quá cay làm cho nướu răng bị tổn thương.
Tái khám nha khoa 6 tháng/lần
Tái khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần (2 lần/năm) là cách tốt nhất để phòng tránh viêm nha chu. Khi tới nha khoa bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và lấy cao răng để loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn. Đồng thời, bác sĩ có thể sớm phát hiện ra những mầm mống bệnh lý khác để kịp thời điều trị tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.
Trên đây là một số những thông tin cần thiết về bệnh lý viêm nha chu, Nhật kí nha sĩ muốn gửi đến quý bạn đọc. Hy vọng, những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn có một hàm răng khỏe mạnh. Nếu cần tư vấn hay hỗ trợ bạn hãy để lại thông tin dưới bình luận để Nhật kí nha sĩ giải đáp cho bạn nhé.