Hàm khung liên kết có những loại nào?

31-03-2023 | 👁 275 lượt xem

Hàm khung liên kết là phương pháp khôi phục răng mất, cải thiện khả năng ăn nhai, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ gương mặt. Hiện nay, có rất nhiều loại hàm giả khiến khách hàng băn khoăn không biết nên chọn loại nào? Khi nào sẽ sử dụng chúng. Bạn chưa biết thì hãy theo chân Nhật kí nha sĩ đến với nội dung trong bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

Hàm khung liên kết có những loại nào?
Hàm khung liên kết có những loại nào?

Sử dụng hàm khung liên kết khi nào?

Hàm khung liên kết là một hàm răng giả (Dentures) không chỉ giúp khôi phục lại chức năng ăn nhai mà còn cải thiện được thẩm mỹ khuôn mặt. Nhưng khi nào thì nên dùng loại hàm khung liên kết. Dưới đây là một số trường hợp được khuyên dùng:

Sử dụng hàm khung liên kết khi nào?
Sử dụng hàm khung liên kết khi nào?
  • Khách hàng cao tuổi không có đủ sức khỏe để thực hiện làm răng giả cố định.
  • Khách hàng bị mất một răng, 1 nhóm răng hoặc toàn hàm răng nhưng muốn giữ những chiếc răng thật còn lại trên cung hàm.
  • Khách hàng muốn tiết kiệm tài chính hoặc chưa đủ tài chính để sử dụng công nghệ cấy implant và làm sứ thẩm mỹ.

Có những loại hàm khung liên kết nào? Ưu, nhược điểm từng loại

Hiện nay, có rất nhiều loại hàm khung liên kết giúp cải thiện ăn nhai cũng như thẩm mỹ cho người mất răng. Nhưng một số loại hàm khung liên kết được sử dụng phổ biến nhất như:

Có những loại hàm khung liên kết nào? Ưu, nhược điểm từng loại
Có những loại hàm khung liên kết nào? Ưu, nhược điểm từng loại

Hàm khung kim loại?

Hàm khung kim loại bao gồm 2 bộ phận là nền hàm được làm từ chất liệu Cr – Co, Ni- Cr hoặc Titan và răng giả bằng sứ hoặc nhựa. Loại hàm này được sử dụng cho những trường hợp bị mất một vài răng hoặc một nhóm răng trên cung hàm.

Ưu điểm khung hàm kim loại

  • Khung hàm được làm từ kim loại nên hạn chế gãy, vỡ nếu bạn không may làm rơi.
  • Hàm khung kim loại được liên kết chặt chẽ và có điểm tựa vào răng thật thay vì hoàn toàn tựa vào mô niêm mạc. Nhờ đó khả năng truyền tải lực tốt, khi ăn nhai lực sẽ tác động dàn trải đều trên cung hàm nên không ảnh hưởng đến răng thật.
  • Hàm khung kim loại được thiết kế gọn nhẹ, ôm sát với nướu nên sẽ không có cảm giác vướng ở lưỡi, không ảnh hưởng đến việc phát âm cũng như quá trình nuốt thức ăn.
  • Được cấu tạo bằng khung sườn kim loại nên không bị ngấm nước bọt, dịch trong miệng và màu thức ăn, do đó độ bền cao hơn so với hàm nhựa tháo lắp. Ngoài ra, bề mặt khung hàm có độ bóng, láng thức ăn khó mắc vào giúp hạn chế vi khuẩn phát triển, gây bệnh trong khoang miệng.
  • Khung hàm kim loại có thể tháo lắp dễ dàng, thuận lợi trong việc giữ vệ sinh hàm giả, vệ sinh răng thật và mô mềm.
  • So với cấy ghép implant hàm khung có chi phí thấp, quá trình điều trị đơn giản hơn và thời gian nhanh hơn.
Hàm khung kim loại?
Hàm khung kim loại?

Nhược điểm khung hàm kim loại

Dù sở hữu nhiều ưu điểm, khung hàm kim loại cũng có những nhược điểm:

  • Khung hàm có thiết kế phức tạp hơn nên đòi hỏi trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật của bộ phận labo cao hơn.
  • Sau khi được thiết kế hoàn chỉnh rất khó sửa chữa lại nên đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao.
  • Chi phí cao hơn hàm nhựa tháo lắp.

Hàm khung titan

Khung khung titan cũng là một loại hàm tháo lắp được sử dụng cho người bị mất răng, nhưng hàm khung được làm từ chất liệu Titan cao cấp, an toàn với răng miệng.

Khung hàm được thiết kế với tay móc và tựa lên trên mặt nhai của răng thật kết hợp với một vòng cung bằng titan tựa sát vào vòm răng phía trước để tạo độ vững vàng. Răng sứ phía trên được làm từ nhựa hoặc sứ, khách hàng có thể lựa chọn theo nhu cầu cũng như tài chính.

Ưu điểm khung hàm titan

  • Do được làm từ titan nên tạo độ chắc chắn, hạn chế gãy vỡ.
  • Khung hàm có kích thước nhỏ gọn, nhẹ không gây vướng víu.
  • Tháo lắp dễ dàng, vệ sinh răng miệng thuận tiện.
  • Có độ bằng chắc cao, cải thiện ăn nhai đáng kể.
  • Thực hiện nhẹ nhàng, không đau và nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn.
Hàm khung titan
Hàm khung titan

Nhược điểm khung hàm titan

  • Chỉ phù hợp với một số trường hợp mất răng nhất định.
  • Hàm khung titan cần phải bắt mọc vào răng thật để tạo độ vững chắc nhưng nó có thể làm cho răng bị co kéo, khiến răng yếu dần.

Hàm khung liên kết attachment

Hàm khung liên kết attachment là loại hàm được cấu tạo gồm khung kim loại, nướu nhựa và các răng giả làm bằng chất liệu nhựa hoặc sứ. Loại hàm khung này được kết nối với nhau bằng vật liệu dạng bản lề giúp giữ hàm khung ổn định vào 1 răng hoặc một nhóm răng thật.

Nhờ đó, độ dày nướu giả của hàm khung liên kết attachment được giảm thiểu tối đa, mang lại thẩm mỹ cao. Không những thế, sự phân bổ lực được kiểm soát và chia đều lên các răng nên răng thật sẽ không bị ảnh hưởng.

Hàm khung liên kết attachment
Hàm khung liên kết attachment

Ưu điểm hàm khung liên kết attachment

  • Phù hợp với những trường hợp mất răng nhiều.
  • Hàm khung liên kết attachment có thể sử dụng kết hợp với cấy implant hoặc làm răng sứ thẩm mỹ để phục hồi chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ hàm răng và khuôn mặt cho những khách hàng có nhu cầu.
  • Không cần mài răng hay gây xâm lấn đến mô răng thật.
  • Độ chắc khỏe cao, khả năng cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn tốt hơn, tránh tình trạng mỏi miệng.
  • Hàm tháo lắp bằng khung attachment không tựa hoàn toàn trên mô niêm mạc nên giảm hiện tượng ê buốt khi ăn nhai.

Hạn chế của hàm khung liên kết attachment

  • Chi phí cao do có cấu trúc phức tạp và được thiết kế với hệ thống bản lề.
  • Là khung hàm tháo lắp nên không được chắc chắn như hàm khung cố định hay cấy implant.

Quy trình làm hàm khung liên kết thế nào?

Quy trình làm hàm khung liên kết thế nào?
Quy trình làm hàm khung liên kết thế nào?

Hầu hết tất cả các nha khoa đều áp dụng theo những bước sau khi làm hàm khung liên kết:

Bước 1: Thăm khám, tư vấn

Trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám để đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn loại khung làm liên kết phù hợp với từng khách hàng.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Sau khi thăm khám, tư vấn bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng để loại bỏ hết những mảnh vụn thức ăn bám trên răng để đưa ra kết quả mẫu hàm chính xác nhất.

Bước 3: Lấy dấu mẫu hàm

Tiếp đến bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để lấy dấu mẫu hàm, đo kích cỡ răng thật và màu răng thật. Sau đó, gửi về bộ phận Labo thiết kế mẫu hàm phù hợp với khuôn miệng của khách hàng.

Bước 4: Lắp khung hàm và hướng dẫn sử dụng hàm

Trước khi lắp răng bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng một lần nữa để loại bỏ vi khuẩn, tránh viêm nhiễm. Sau đó bác sĩ sẽ lắp hàm giả cho khách và kiểm tra độ kênh cộm nếu có để điều chỉnh cho chính xác nhất.

Khi hoàn tất quá trình lắp khung hàm, đảm bảo mọi thứ đều tốt nhất bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cách tháo, lắp và cách vệ sinh hàm tháo lắp, vệ sinh răng miệng tránh hôi miệng, các bệnh lý răng miệng khác.

Những lưu ý khi sử dụng hàm khung liên kết

Những lưu ý khi sử dụng hàm khung liên kết
Những lưu ý khi sử dụng hàm khung liên kết
  • Vệ sinh răng miệng, hàm liên kết thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ: Chỉ sử dụng bàn chải đánh răng có đầu lông mềm tránh xước hàm và làm mài mòn răng.
  • Chế độ ăn uống hợp lý để tuổi thọ của hàm đạt cao nhất.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần. Đây là việc làm quan trọng giúp cho răng miệng luôn khỏe mạnh và hàm khung liên kết được sử dụng dài lâu hơn
  • Khi tháo hàm ra cần bảo quản cẩn thận, tránh đè những vật nặng lên khiến hàm bị biến dạng.

Vậy là Nhật kí nha sĩ đã cùng bạn đi tìm hiểu xong về hàm khung liên kết. Hy những nội dung trên sẽ là thông tin hữu ích cho bạn. Nếu cần tư vấn thêm bạn vui lòng để lại dưới bình luận, Nhật kí nha sĩ sẽ giúp bạn trả lời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *